Tiểu luận tốt nghiệp: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kịch động mạnh, lý luận và thực tiễn<

Tiểu luận tốt nghiệp: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kịch động mạnh, lý luận và thực tiễn

Ngày đăng 05/10/2023
579 View
0 Lượt tải

Tác Giả

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hóa với chính sách mở cửa hội nhập quốc tế, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã giúp đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao hơn. Song với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật thì tình hình tội phạm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp. Các tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác là một trong những nhóm tội được quy định sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta. Bởi lẽ, con người là vốn quý của xã hội, theo Hồ Chí Minh “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Vì vậy, “Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Bác cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.

Vấn đề bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự do của họ, vì đó là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Trong các khách thể nói trên tính mạng của con người là một trong những khách thể quan trọng nhất, vì lẽ đó không chỉ pháp luật của các quốc gia mà pháp luật quốc tế đều coi quyền sống con người là thiêng liêng không ai được xâm phạm. Ở Việt Nam luật hình sự từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. 

Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng nhiều của phim ảnh bạo lực, những mâu thuẫn đời sống và nhiều yếu tố khác mà tình hình tội phạm giết người ngày một gia tăng. Đặc biệt là tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng ngày một tăng và có nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết. 

Tội phạm giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn nhân cũng là người có lỗi nhưng vì tội phạm đã xâm hại đến khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người, song đó luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm rất cao và quy định những khung hình phạt rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi xâm phạm tính mạng con người có một số tình tiết làm giảm đi một cách đáng kể mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp đó.

Chính vì lẽ đó, tác giả mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến cấu thành của loại tội phạm này, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó, góp phần nhỏ bé vào việc phòng, chống những hành vi xâm phạm tính mạng con người, xâm phạm giá trị cao nhất của con người nên tác giả đã chọn đề tài: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - lý luận và thực tiễn” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển của pháp luật hình sự nói chung trong thời kỳ đổi mới, các quy định của Bộ luật Hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Vào ngày 27 tháng 6 năm 1985 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 9 nhất trí thông qua Bộ luật hình sự năm 1985. Trong Bộ luật này thì tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Khoản 3 Điều 101 quy định về “Tội giết người”. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992,1997);… 

Sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định rõ tại Điều 95 và được đề cập trong nhiều công trình như: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Th.S Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;…

Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, quy định rõ tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Điều 125 và được đề cập nhiều trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật TP. Hồ Chí Minh (phần các tội phạm), Nxb Hồng Đức, 2016; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2018; Bình luận những điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Nguyễn Văn Thuyết, Nxb Chính trị quốc gia, 2018; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự hiện hành, TS. Nguyễn Đức Mai, Nxb Chính trị quốc gia, 12/2018,…

Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu khác như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại sức khỏe cúa người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Luật hình sự Việt Nam của tác giả Đặng Thị Hương Dung, 2015,  Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Võ Thị Oanh, 2016, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Đại học cần Thơ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, 2015, Luận văn thạc sĩ học; và còn nhiều công trình khác.  

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh tổng quát. Bên cạnh đó những vấn đề thực tiễn cùng những giải pháp kiến nghị dừng lại ở mức độ khá chung chung và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về loại tội này. Do vậy, nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong bộ luật hình sự hiện hành là vấn đề rất cần thiết hiện nay, có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế tối đa loại tội phạm này trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của bài tiểu luận là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn trong công tác xét xử. Làm rõ tình hình tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tìm ra nguyên nhân, điều kiện và phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Từ đó bài viết đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực trạng về loại tội phạm này ở nước ta và tại các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Hòa Bình, Quảng Nam trong giai đoạn từ năm 2015 đến đầu năm năm 2020 nay. Đồng thời phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Dựa vào các kiến thức đã được học cũng như thông qua sự tìm hiểu luật hình sự, đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong bài tiểu luận.

6. Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần kết luận với nội dung gồm hai chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Chương 2: Thực trạng tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - giải pháp hoàn thiện.

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................................ 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.............................................................. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................................. 4

6. Kết cấu đề tài.................................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH........................................................................ 5   

    1. Khái niệm về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 5                     ..................................................................................................................................................         
    2. Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh................................................................................................................................................ 8
      1. Khách thể của tội phạm.......................................................................................... 8
      2. Mặt khách quan của tội phạm............................................................................ 10
      3. Mặt chủ quan của tội phạm................................................................................. 11
      4. Chủ thể của tội phạm............................................................................................ 12
    3. Hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong BLHS hiện hành........................................................................................................................... 13

1.3.1. Hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 125 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017............................................................................................................................................. 13

1.3.2. Hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 125 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017............................................................................................................................................. 14

    1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với một số tội khác trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.................................................. 15
      1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người  15
      2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng....................................................................... 17
      3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người............................................................................................... 19

Kết luận chương 1........................................................................................................... 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN............................................. 30

2.1. Thực trạng của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại một số tỉnh thành................................................................................................................................... 30                     ..................................................................................................................................................         

2.1.1. Những hạn chế, vướng mắc của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh............................................................................................................................................. 25

2.1.2. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại một số tỉnh thành            30

2.1.2.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... 30

2.1.2.2. Tại tỉnh Quảng Bình............................................................................................ 32

2.1.2.3. Tại tỉnh Hòa Bình................................................................................................ 32

2.1.2.4. Tại tỉnh Quảng Nam............................................................................................ 33

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh          34

2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh............................................................................................................... 35

Kết luận chương 2........................................................................................................... 39

KẾT LUẬN....................................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO           

Tài liệu này có giá

50,000 đ

Download

Có thể bạn quan tâm