CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN: THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH)<

CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN: THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH)

Ngày đăng 31/12/2022
435 View
1 Lượt tải

Tác Giả

I. Quy định chung về chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Trước hết, theo quy định tại Khoản 5 Điều 3: “Kết hôn là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Thứ hai, “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng” quy định tại Khoản 7 Điều 3. Theo cách hiểu chung nhất nam nữ chung sống như vợ chồng được hiểu là hành vi giữa hai bên chủ thể là nam và nữ về hành vi cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà một cách công khai hoặc không công khai, thường xuyên, có quan hệ với nhau được họ hàng, hàng xóm láng giềng biết và coi mối quan hệ của hai người là vợ chồng. Mối liên kết giữa hai người xảy ra trên cơ sở tự nguyện và không đăng ký kết hôn. Như vậy, nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được công nhận là vợ chồng trước pháp luật. Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng có thể làm bật lên mối quan hệ sống chung như vợ chồng đó hậu quả của hành vi xảy ra trên thực tế như có con chung, có tài sản chung…

Xã hội phát triển, dẫn đến các trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng càng đa dạng. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, các trường hợp sống chung như vợ chồng được chia làm hai dạng: chung sống như vợ chồng không trái pháp luật và chung sống như vợ chồng trái pháp luật.

Thứ nhất, chung sống như vợ chồng không trái pháp luật có thể kể đến các trường hợp như:

(1) Nam và nữ chung sống với nhau mặc dù có đủ điều kiện đăng kết hôn nhưng lại không đăng kết hôn;

Ví dụ: A và B là sinh viên năm cuối tại một trường Đại học. Do đã tìm hiểu được 4 năm và muốn có nhiều thời gian bên nhau đồng thời có thể san sẻ các khoản tiền như điện, nước ... nên A và B đã quyết định dọn ra ở chung.

(2)  Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ khi 1 bên hoặc cả 2 bên mất năng lực hành vi dân sự;

Ví dụ: A và B nảy sinh tình cảm với nhau, mối tình đã kéo dài được 02 năm và hiện tại đang chung sống với nhau. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 01 năm trở lại đây, A không làm chủ được hành vi của mình, mất khả năng kiểm soát

(3) Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính

Ví dụ: C và D là những người bạn đồng giới, nảy sinh tình cảm với nhau và đã chung sống với nhau như vợ chồng

Thứ hai, chung sống như vợ chồng trái pháp luật có thể kể đến các trường hợp như:

(1)  Chung sống như vợ chồng khi 1 bên hoặc cả 2 bên dưới tuổi luật định;

Ví dụ: A (nữ) 13 tuổi, B (nam) 18 tuổi do có tình cảm với nhau nên tự nguyện sống chung với nhau như vợ chồng

(2) Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ mà 1 bên hoặc cả 2 bên đã có vợ có chồng.

Ví dụ: A (đã lập gia đình, đăng ký kết hôn được pháp luật công nhận đang có mối quan hệ vợ chồng với chị D) tuy nhiên lại có mối quan hệ sống nhung như vợ chồng bên ngoài với chị H.

(3) Chung sống như vợ chồng đối với những người trong cùng trực hệ

Ví dụ: A (20 tuổi) là cháu và D là chú ruột em của bố A sống chung với nhau như vợ chồng.

II. Thực trạng của “Sống chung như vợ chồng” tại Việt Nam

Thực sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn diễn ra rất nhiều trong thời gian gần đây ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm