TÀI LIỆU QUYỀN CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI VÀ  Ý NGHĨA CỦA QUYỀN “RÚT KHIẾU NẠI” (LĨNH VỰC LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO)<

TÀI LIỆU QUYỀN CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA QUYỀN “RÚT KHIẾU NẠI” (LĨNH VỰC LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO)

Ngày đăng 30/12/2022
193 View
0 Lượt tải

Tác Giả

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân, là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa, liên quan chặt chẽ và chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc thực hiện quyền khiếu nại sẽ là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Chính vì vậy trên cơ sở Hiến pháp, đã có nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước ta quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đặc biệt là Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 2004 và 2005), Luật khiếu nại năm 2011.

NỘI DUNG

I. Một số vấn đề chung về khiếu nại

1. Khái niệm khiếu nại

Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Khiếu nại theo gốc tiếng Latinh: "Complant" có nghĩa là sự phàn nàn, phản ứng, bất bình của người nào đó về vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình. 

Theo Đại Từ điển tiếng Việt, khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm.

Như vậy, khiếu nại theo nghĩa chung nhất là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng, đã, đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ.

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm