TÀI LIỆU Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ GIẤY TỜ HỘ TỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (PHẦN 3) (LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG)<

TÀI LIỆU Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ GIẤY TỜ HỘ TỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (PHẦN 3) (LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG)

Ngày đăng 30/12/2022
1263 View
2 Lượt tải

Tác Giả

  1. Đăng ký khai tử
  1. Thẩm quyền

Thẩm quyền đăng ký khai tử được chia thành 03 trường hợp theo quy định tại Điều 32, Điều 51 Luật Hộ tịch và Điều 20 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch (Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử;
  • Đối với trường hợp đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam, thẩm quyền đăng ký thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai tử;
  • Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.

 

 

  1. Giá trị pháp lý và ý nghĩa trong hoạt động công chứng

Thủ tục đăng ký khai tử được quy định cụ thể tại Điều 33, Điều 34 và Điều 52 Luật Hộ tịch 2014. Theo đó, khi một cá nhân chết đi, thân nhân của cá nhân đó hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm đi đăng ký khai tử trong thời hạn 15 ngày. Căn cứ vào Giấy báo tử (hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy báo tử theo quy định), Ủy ban nhân dân có thẩm quyền sẽ ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch và cấp Trích lục khai tử cho người đi khai tử, trong đó xác định các nội dung: Họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân (nếu có); giấy tờ tùy thân; giới tính; dân tộc; quốc tịch, nơi chết; thời gian và nguyên nhân chết.

Đối với trường hợp việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử có thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử. Và theo quy định tại Điều 62 Luật Hộ tịch 2014, khi đăng ký hộ tịch, người đăng ký sẽ được cấp bản chính Trích lục khai tử.

Trong hoạt động công chứng, không ít trường hợp công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản có một hoặc một số người thuộc diện những người được hưởng di sản đã chết. Khi đó công chứng viên phải xem xét kỹ Trích lục khai tử, so sánh các mốc thời gian chết, nếu như chết trước người để lại di sản thì khả năng phát sinh thừa kế thế vị, nếu như chết sau thì sẽ phát sinh vấn đề chia thừa kế cho các hàng thừa kế của chính người được hưởng thừa kế đã chết đó.

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm