TÀI LIỆU XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (TÀI LIÊU THAM KHẢO LUẬT CÔNG CHỨNG)<

TÀI LIỆU XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (TÀI LIÊU THAM KHẢO LUẬT CÔNG CHỨNG)

Ngày đăng 30/12/2022
294 View
0 Lượt tải

Tác Giả

Hành vi của các chủ thể trong lĩnh vực công chứng chỉ coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó thỏa mãn đầy đủ 4 dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu 1: Hành vi có thể thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, nhưng đó phải là hành vi xác định của chủ thể, mang tính nguy hại cho xã hội, được thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ như: hành vi không tiếp nhận yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; hành vi phân biệt đối xử đối với những người yêu cầu công chứng…
  • Dấu hiệu 2: Phải là hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực công chứng, được biểu hiện ở chỗ: chủ thể đã thực hiện hành vi mà pháp luật về công chứng cấm hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật về công chứng cho phép hoặc chủ thể không thực hiện nghĩa vụ nhà nước bắt buộc.
  • Dấu hiệu 3: Chứa đựng yếu tố lỗi của chủ thể, lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Những hành vi trái pháp luật mang tính khách quan, không có lỗi của chủ thể (không cố ý và không vô ý thực hiện) thì không coi là vi phạm pháp luật.
  • Dấu hiệu 4: Phải là hành vi của người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Nghĩa là chủ thể phải là người đã đạt độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí, vì chỉ khi đó, con người mới có thể nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi mình thực hiện và mới có thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm