TÀI LIỆU CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (TÀI LIỆU THAM KHẢO LĨNH VỰC LUẬT DÂN SỰ)<

TÀI LIỆU CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM (TÀI LIỆU THAM KHẢO LĨNH VỰC LUẬT DÂN SỰ)

Ngày đăng 30/12/2022
176 View
0 Lượt tải
  1. Phần dẫn nhập

Cơ chế bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu không phải là vấn đề mới nhưng có rất nhiều yếu tố cần phải bàn đến bởi nó liên quan đến quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì lẽ đó việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, nội dung, ý nghĩa và một số vấn đề liên quan khác của cơ chế này là vô cùng cần thiết.

  1. Phần nội dung
  1. Một số khái niệm cơ bản.

GDDS là là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Đ116 BLDS).

GDDS vô hiệu là giao dịch không phát sinh hậu quả pháp lý mong muốn, và khi xác lập các bên hoặc chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương đã có vi phạm ít nhất một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định, dẫn tới không làm phát sinh bất kỳ một quyền, nghĩa vụ dân sự nào[1]

Người thứ 3 ngay tình khi tham gia GDDS vô hiệu được hiểu là người được chuyển giao tài sản thông qua GDDS mà không biết là tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một GDDS vô hiệu”[2]. Cần phải chú ý rằng, “người thứ ba” ở đây là người có liên quan chứ không phải là một bên trong GDDS vô hiệu. Khi họ tiếp nhận đối tượng, kết quả của của GDDS vô hiệu thông qua một giao dịch khác, khi đó pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba ngay tình.

  1.  Lịch sử:

Cơ chế bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong GDDS vô hiệu được quy định xuyên suốt ngay từ khi có bộ luật tuy nhiên mức độ bảo vệ lại có sự khác nhau và phát triển hơn qua từng thời kỳ.

Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình lần đầu được ghi nhận ở điều 147 BLDS 1995 tuy nhiên còn đơn giản, chưa rõ nét.

Đến BLDS 2005, vấn đề này được quy định tại Điều 148, thêm một điều khoản mới, tiến bộ hơn, có sự phân chia rõ về tài sản trong GDDS: ĐS hay bất ĐS, là tài sản được chuyển giao như thế nào,…

Đến Bộ luật 2015, vấn đề này được quy định tại Điều 133, có thêm những quy định mới rõ ràng, cụ thể về nội dung nhằm bảo vệ tốt hơn cho người thứ ba ngay tình nhất là vấn đề hậu quả pháp lý (K2, Đ138 và K2 Điều 133 BLDS 2015). Tại Điều 133, Khoản 1 vẫn giữ nguyên quy định của Bộ luật 2005 chỉ sửa đổi nhỏ mang tính kỹ thuật. Điều này cũng bổ sung thêm quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu GDDS với người này không bị vô hiệu theo quy định tại Khoản 2 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

  1. Nội dung:
    1. Căn cứ pháp lý

Theo Điều 117 BLDS 2015 thì GDDS có hiệu lực khi có đủ các điều kiện: Chủ thể có NLPL và NLHV dân sự phù hợp với GDDS được xác lập và hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của GDDS không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức GDDS cũng là điều kiện có hiệu lực của GDDS (Đ119, BLDS 2015). Nếu vi phạm một trong các điều kiện trên thì GDDS vô hiệu.

 


 

[1] Nguyễn Phương Thúy (2008), Giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Trường đại học Luật Hà Nội (1999),Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân.

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm