TÀI LIỆU VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRANH TỤNG (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN)<

TÀI LIỆU VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRANH TỤNG (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN)

Ngày đăng 30/12/2022
242 View
0 Lượt tải

Tác Giả

     MỞ ĐẦU

Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, có vai trò quan trọng, góp phần to lớn vào việc giữ gìn bảo đảm công lý và pháp luật, đem lại niềm tin cho người dân đối với Nhà nước và chế độ xã hội. Một trong những vị trí đặc biệt của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp xuất phát từ việc bảo đảm quyền quan trọng của bị can, bị cáo và có thẩm quyền coi một người là có tội và phải chịu hình phạt. Tố tụng tranh tụng là mô hình xét xử được sử dụng nhiều ở nhiều nước phát triển, trong mô hình này các bên trong vụ án sẽ lựa chọn phạm vi những vấn đề đưa ra cho Thẩm phán xem xét, quyết định. Với vai trò tư pháp của mình Tòa án đóng vai trò quan trọng trong mô hình xét xử này.

NỘI DUNG

I. Khái quát những vấn đề lý luận chung

1. Khái quát chung về Tòa án

1.1. Định nghĩa

Theo Điều 102 Hiến pháp năm 2013:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định bản chất nhân dân của Tòa án nước ta thông qua tên gọi và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có quy định mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. Khoản 2 Điều 102 quy định khái quát, theo nguyên tắc mở về hệ thống Tòa án nhân dân. Ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp năm 2013 không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau. Hiến pháp năm 2013 không quy định về Tòa án đặc biệt để phù hợp với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu bảo vệ quyền con người, hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời bỏ quy định về tổ chức hòa giải ở cơ sở. Bởi vì, dù việc thành lập các tổ chức ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân là cần thiết, nhưng lại không thuộc chức năng tư pháp của Tòa án nhân dân, không thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và không cần thiết ở mức hiến định.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ

1.2.1. Chức năng

Tòa án nhân dân- đại diện của quyền lực tư pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội như xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính...

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm