Phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về xử lý kỉ luật sa thải và đề xuất kiến nghị (Tài liệu tham khảo lĩnh vực việc làm)<

Phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về xử lý kỉ luật sa thải và đề xuất kiến nghị (Tài liệu tham khảo lĩnh vực việc làm)

Ngày đăng 12/02/2023
129 View
0 Lượt tải

Tác Giả

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI 1

1. Giải thích thuật ngữ 1

2. Ý nghĩa của xử lý kỷ luật sa thải 2

Phần II. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI 3

1. Quy định BLLĐ 2019 về xử lý kỷ luật sa thải 3

1.1. Căn cứ áp dụng và nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động sa thải 3

1.2. Thời hiệu, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động sa thải 4

1.3. Hậu quả pháp lý của việc xử lý kỷ luật lao động sa thải 5

2. Điểm bất cập tồn tại của BLLĐ 2019 trong quy định về xử lý kỷ luật sa thải 5

2.1. Bất cập về căn cứ xác định xử lý kỷ luật sa thải 5

2.1. Bất cập trong cách tính thời gian tự ý bỏ việc của người lao động 6

2.3. Bất cập trong việc chứng minh lỗi và quyền lợi của người lao động 7

2.4. Bất cập trong vấn đề xử lý kỷ luật sa thải khi phụ nữ đang mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi 7

Phần III. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI 8

1. Đối với quy định về căn cứ sa thải 8

2. Đối với các quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật sa thải 8

Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật kỷ luật sa thải lao động 9

KẾT LUẬN 10

 

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

 

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

KLLĐ

Kỷ luật lao động

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

QHLĐ

Quan hệ lao động

BLLĐ

Bộ luật lao động

 

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thị trường lao động và QHLĐ tại Việt Nam đã có những biến động. Trong những năm qua, pháp luật về HĐLĐ đã có những thay đổi phù hợp với thực tiễn, góp phần quan trọng cho việc phát triển QHLĐ ở Việt Nam theo hướng thị trường, từng bước góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển lành mạnh của thị trường lao động. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Tòa án cho thấy số lượng các vụ tranh chấp về kỷ luật sa thải chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, diễn ra gay gắt và phức tạp. Trong đó có rất nhiều trường hợp là sa thải trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Để bảo vệ quyền lợi của NLĐ, đồng thời giữ gìn ổn định trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất kinh doanh, việc nghiên cứu vấn đề kỷ luật sa thải lao động từ đó hoàn thiện pháp luật về kỷ luật sa thải nhằm hạn chế việc sa thải trái pháp luật là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.

NỘI DUNG

Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI

Giải thích thuật ngữ

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “sa thải”. Tuy nhiên, sa thải là một trong những hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 125 BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019. Hình thức xử lý sa thải NLĐ là một trong những căn cứ dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ, QHLĐ giữa NLĐ với NSDLĐ. Như vậy, sa thải là hình thức KLLĐ sa thải dẫn đến QHLĐ của NLĐ bị chấm dứt, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Sa thải là hình thức nghiêm khắc nhất, nặng nhất mà NLĐ có thể bị áp dụng. Trên thực tế, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải gây ảnh hưởng rất lớn đến NLĐ bởi vì khi bị sa thải là đồng nghĩa với chấm dứt việc làm đối với NLĐ, lúc này NLĐ sẽ khó khăn trong thu nhập, ổn định cuộc sống và đi tìm kiếm công việc mới.

Như vậy, sa thải là một trong những hình thức KLLĐ được quy định tại BLLĐ. Thông qua quy định của pháp luật thì trong quá trình thực hiện hợp đồng đã được ký kết giữa NSDLĐ và NLĐ thì NLĐ phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định đã được giao kết giữa hai người1.

Ý nghĩa của xử lý kỷ luật sa thải

KLLĐ sa thải là một chế định của Luật lao động, chế độ KLLĐ sa thải là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích NLĐ gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Việc tuân thủ KLLĐ sa thải có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể:

Thông qua việc duy trì KLLĐ sa thải, NSDLĐ có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, đời sống NLĐ và trật tự xã hội nói chung. Nếu xác định được nội dung hợp lý, KLLĐ sa thải còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.2

Tuân thủ KLLĐ sa thải, NLĐ có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất. Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của NLĐ là những yếu tố cơ bản để duy trì QHLĐ ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho NLĐ không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt3.

Phần II. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI

Quy định BLLĐ 2019 về xử lý kỷ luật sa thải

Căn cứ áp dụng và nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động sa thải

Tại BLLĐ 2019, để xác định căn cứ xử lý KLLĐ đối với NLĐ bằng hình thức sa thải, trước hết NSDLĐ cũng phải tuân thủ các quy định chung về căn cứ để xử lý KLLĐ đối với NLĐ nói chung, đó là:

Vui lòng mua gói download để tài liệu toàn bộ tài liệu

Tài liệu này có giá

1 đ

Download

Có thể bạn quan tâm