Tài liệu Sự phát triển Chính thống giáo ở Nga (Tài liệu tham khảo Lĩnh vực Tôn giáo)

Ngày đăng 12/04/2023
209 Lượt xem

Sự phát triển Chính thống giáo ở Nga

Chính thống giáo Nga nằm trong Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, được du nhập vào năm 988 thời vua Viladimir, do hai nhà truyền giáo là Cyril và Methodius. Hiện nay, Chính thống giáo đã trở thành tôn giáo lớn mạnh nhất Liên Bang Nga. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đã phân tích sự thành lập và phát triển Chính thống giáo Nga dưới quan điểm tôn giáo luôn gắn liền với chính trị.

Trước khi văn hóa Cơ Đốc giáo du nhập, Rus là một quốc gia thờ đa thần. Bởi mảnh đất Đông Âu đa phần là đất nông nghiệp, nên các thần trong hệ thống thần giáo của Rus đa phần đều liên quan đến tự nhiên. Từ khi hệ thống giáo lý Cơ Đốc giáo được triển khai, khoảng hơn 50 năm sau, văn học xứ Rus bắt đầu manh nha phát triển. Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, văn học lấy yếu tố tôn giáo làm đặc trưng mới không còn mạnh mẽ trên đất Nga. Có thể thấy, tôn giáo chính là cái nôi để văn học chữ viết phát triển, bởi nhu cầu thiết yếu của hoạt động giáo hội là tế tự, tụng kinh và dạy giáo lý. Vấn đề lưu giữ lại kinh sách âm thầm thúc đẩy cho hoạt động nghệ thuật như viết những bài ca tụng thánh thần, v.v. Tôn giáo giúp đời sống tinh thần của người dân thêm phần nhộn nhịp, khiến con người cảm thấy an toàn hơn nếu họ tin rằng đằng sau cuộc sống đời thường vẫn còn một đấng bảo hộ - người đưa ra phán quyết cuối cùng. Từ đó, tôn giáo luôn gắn liền với hoạt động chính trị, quyền lực của giáo hoàng và quyền lực của nhà vua luôn là hai thế lực đứng song song với nhau.

Tình hình chính trị mỗi quốc gia đều trong tình thế xoay vần, thời buổi loạn lạc của nước Rus bắt đầu trở nên loạn lạc là sau khi quốc vương Kiev Yaroslav qua đời. Các cuộc nội chiến tranh chấp ngai vàng của các hoàng tử trong triều và những cuộc tấn công của ngoại bang khiến tình hình đất nước trở nên loạn lạc, sự kiện Chính thống giáo tách ra khỏi giáo hội La Mã cũng góp phần khiến cục diện xứ Kiev trở nên rồi ren. Theo dòng sự kiện, Bài ca về đạo quân Igor ra đời như một bản hùng ca dùng để ca ngợi sự vẻ vang và khích lệ nhuệ khí của binh đoàn.

Trên thực tế, Công giáo dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng và Chính thống giáo dưới sự chỉ đạo của Thượng phụ được sinh ra từ một tôn giáo, bị chia rẽ từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ chốt nhất chính là vấn đề chính trị. Cuộc đại ly khai diễn ra mạnh mẽ sau cuộc Thập tự chinh lần thứ tư, bởi sai lầm trong việc cầm quân của Giáo hoàng. Theo đó, căn nguyên để giáo hoàng thành lập binh đoàn Thập tự chinh là do Thượng phụ ở Đông La Mã đã viết thư cầu viện, kêu gọi đánh dẹp người theo đạo Islam vì những người đó họ đã chiếm đất thánh. Việc biến cuộc chiến tranh chính nghĩa trở thành nội chiến chính là một vết đen khó xóa nhòa trong lịch sử Giáo hội Công giáo.

Các tín hữu Cơ đốc giáo (tôi xin gọi chung những người theo Chính thống giáo và Công giáo) tin rằng đạo của họ được truyền bá là nhờ hai anh em Phero (lập ra Giáo hội phương Tây ở Roma) và Anre (lập ra Giáo hội phương Đông ở Constantinople). Trước khi cuộc đại ly giáo diễn ra, hai giáo hội Đông – Tây vẫn luôn thống nhất về Kinh thánh, giáo lý và các phương thức thời kính. Về sau này, Giáo hội Công giáo có những cách tân mới để phù hợp hơn với thời đại, còn Chính thống giáo vẫn giữ nguyên những nề nếp cũ. Điển hình qua nghi thức rửa tội ở Chính thống giáo mang đậm yếu tố phóng khoáng và ẩn chứa đầy tính hồn nhiên. Theo đó, người dân Cơ Đốc giáo tin rằng mỗi người được sinh ra đều phải tội tổ tông, và họ đều phải trải qua nghi thức rửa tội tổ tông (vào khoảng vài tháng tuổi) mới có thể trở nên trong sạch. Nếu ở Công giáo, nghi thức này đã được cải biến bằng việc chỉ cần rẩy một ít nước thánh lên đầu đứa trẻ, thì Chính thống giáo vẫn giữ nguyên nghi thức thời cổ xưa. Trong đó, họ sẽ ngâm toàn bộ thân người đứa trẻ ngập trong nước để thực hiện rửa tội (một điều khác nguy hiểm). Ngoài ra, ngôn ngữ được sử dụng để tiến hành các nghi lễ chính là tiếng Hy Lạp (ngôn ngữ từ thời nguyên thủy). Bên cạnh đó, cách thức thờ phượng của Chính thống giáo một nét tương đồng với đạo Islem (có thể do bị ảnh hưởng). Họ không thờ tượng mà chỉ vẽ ảnh để tôn thờ. Có thể lý giải vấn đề này theo Kinh thánh của Giáo hội, rằng Thiên Chúa đã nặn đất để tạo ra con người, nên việc tạc tượng là đang xúc phạm và trướng quyền tạo dựng của Thiên Chúa.

Trong cơ cấu tổ chức giáo hội, Chính thống giáo cho phép linh mục có thể có vợ, điều này được giải thích rằng trong 12 môn đệ của Chúa Jesu vẫn có những người đã có vợ con. Bên cạnh sự giải thích về yếu tố như trong kinh sách, ta có thể cảm nhận điểm này qua đặc trưng của xứ sở Vodka là sự không ràng buộc. Ở đó, họ còn cho rằng một người linh mục đã có vợ sẽ hiểu rõ về vấn đề hôn nhân hơn người chưa có vợ, từ đó việc giảng giải giáo lý cho các cặp vợ chồng sẽ trở nên thiết thực hơn. Tuy nhiên, những linh mục có ý định lên chức cao thì buộc phải chấp nhận chuyện không lấy vợ.

Tựu trung, Liên Bang Nga là một cánh chim đại bàng mạnh mẽ, bởi thế ta có thể hình dung thái độ ứng xử của dân tộc Nga luôn đứng trên địa vị anh cả. Chính thống giáo Nga cũng là một trong hai tổ chức Chính thống giáo lớn trong địa vị Giáo hội Chính thống giáo Đông Phương.

Người viết: Bùi Nguyên Cẩm Nhung)

-----------------

Tài liệu tham khảo

Tài liệu sách giấy:

Trần Thị Phương Phương, Thơ ca Nga, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 2010.

Tài liệu điện tử:

Thượng phụ Hilarion Alfeyev (23/06/2022) Chủ nghĩa vô thần và Chính Thống giáo tại nước Nga hiện đại, Hội đồng giám mục Việt Nam, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: https://www.hdgmvietnam.com/.../chu-nghia-vo-than-va...

(19/1/2022) Liên bang Nga (Russian Federation), Báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam: Hệ thống tư liệu – văn kiện Đảng, truy xuất ngày 21/2/2023, nguồn:

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/.../lien-bang-nga...

Lê Văn Tâm, Chính Thống giáo Đông phương, Voer, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: https://voer.edu.vn/m/chinh-thong-giao-dong-phuong/128f17b7

( 17/10/2021 ) Tại sao lại xảy ra Cuộc Đại Ly Giáo của Giáo hội Đông Phương?, Học Viện Thánh Giuse – Dòng Tên Việt Nam, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: https://sjjs.edu.vn/cau-hoi-211-tai-sao-lai-xay-ra-cuoc.../

Thái Sơn (25 tháng 1, 2010), Những cuộc "Thập Tự Chinh" đẫm máu của Vatican, Sách hiếm, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: https://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/ThaiSon.php

Trần Thị Phương Phương (5/10/2009), Sử thi dân gian Nga (Tráng sĩ ca), Khoa Văn Học, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/.../670-s-thi-dan-gian...

Alan Schreck, Giáo hội thời Trung cổ (600 - 1300), Theo bản dịch tiếng Việt của Pt Giuse Trần Văn Nhật, Người tín hữu, truy xuất ngày 21/2/2023 từ: https://www.nguoitinhuu.org/history/ch03_2.html


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem