TIỂU LUẬN - BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CỘNG ĐỒNG VÀ TÍNH TỰ TRỊ VỐN HÌNH THÀNH TỪ ĐỜI SỐNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

Ngày đăng 10/01/2023
221 Lượt xem

Khi nhắc đến lối tổ chức đời sống tập thể, người ta thường nghĩ ngay tới ba lĩnh vực: quốc gia - nông thôn - đô thị. Đó là bức tranh chung của mọi nền văn hoá. Đối với một nền văn hoá gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn là lĩnh vực quan trọng nhất. Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những biểu hiện của tính cộng đồng và tính tự trị vốn hình thành từ đời sống nông thôn Việt Nam ngày xưa nhưng vẫn tồn tại trong cuộc sống đô thị ngày nay.

Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác - nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại. Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Mỗi làng là một “VƯƠNG QUỐC” nhỏ khép kín với luật pháp riêng (mà các làng gọi là hương ước) và “tiểu triều đình” riêng. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Tình trạng này thể hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam.Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã. Chúng tồn tại song song như hai mặt của một vấn đề.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem