Nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ trong tác phẩm tự sự (Tài liệu tham khảo Văn học Việt Nam)

Ngày đăng 10/03/2023
174 Lượt xem

Tác giả

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA THÀNH PHẦN TRẠNG NGỮ Ở CÁC BÀI VĂN TỰ SỰ TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 12 VÀ ỨNG DỤNG VÀO ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    TÓM TẮT

Bài viết tập trung nghiên cứu về nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ ở các bài văn tự sự trong sách giáo khoa Ngữ văn 12. Qua đó, ứng dụng vào việc dạy học đọc hiểu của giáo viên và học sinh bậc Trung học phổ thông sâu sắc hơn.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

“Nghĩa tình thái được xem là phần hồn của một phát ngôn. Phần hồn mới là một thực thể sống động, khiến người ta quan tâm chờ đợi nhất khi tiếp nhận một phát ngôn”. [9,tr.1]. Một trong những phương tiện làm nên “phần hồn” đó là thành phần trạng ngữ của câu.

Trạng ngữ là một trong những thành phần cú pháp đã được các nhà ngôn ngữ đề cập rất sớm trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Nhiều vấn đề đã được giải quyết một cách hợp lí như: vai trò cú pháp của trạng ngữ trong câu, đặc điểm ý nghĩa của trạng ngữ trong câu, hình thức thể hiện của trạng ngữ trong câu. Tuy nhiên, vấn đề trạng ngữ với vai trò là một phương tiện biểu thị ý nghĩa tình thái của ngôn ngữ thì cần phải bàn thêm.

Ở cấp độ khái quát nhất, đọc hiểu trong bộ môn Ngữ văn là để hiểu nội dung và hình thức của văn bản, giải thích được những vấn đề có trong nội dung văn bản; đánh giá được tác dụng của những yếu tố thuộc về hình thức, cách thức, phương thức biểu đạt của văn bản. Sâu hơn nữa, hiểu văn bản còn là hiểu những dụng ý, thái độ của tá giả, những tiền giả định có trong văn bản, biết diễn đạt lại những nội dung đã hiểu bằng ngôn ngữ của mình. Qua đó, giúp các em cảm thụ, rung động, xúc động với vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng,…mà tác phẩm gợi mở.

Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến nghĩa sự tình và nghĩa tình thái của thành phần trạng ngữ, khảo sát qua các văn bản tự sự ở chương trình ngữ văn lớp 12 (tập 2). Từ đó, phần nào giúp việc dạy học đọc hiểu các văn bản của giáo viên và học sinh sâu sắc hơn.

2. NỘI DUNG

2.1. Một số khái niệm


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem