PHƯƠNG PHÁP BÌNH GIẢNG TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN (TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC)

Ngày đăng 14/03/2023
508 Lượt xem

I. PP giảng bình trong dạy học Văn.

-Bình giảng chính là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu phân tích đặc biệt. Người dạy cảm thụ văn chương, phân tích đi kèm giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn vừa thể hiện cảm xúc để cho người học tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hoặc một tác phẩm trọn vẹn.

-Các phương pháp bình giảng văn học:

+Diễn tả trực tiếp: Diễn tả trực tiếp là việc diễn tả thẳng những ý nghĩ, tình cảm, những ấn tượng đối với một tác phẩm. Lối bình này rất đơn giản vì không chú ý phân tích bình luận, chỉ diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình trước một đoạn văn, đoạn thơ.

*Ưu điểm: đơn giản, giúp người học nắm bắt nhanh nhất những vấn đề khái quát, không cần lý lẽ phân tích bình luận sắc sảo. Đây là lối bình ít kỹ thuật nhưng đòi hỏi sự chân thật rất cao.

*Nhược điểm: người bình phải có sự tinh tế, nhạy bén để phát hiện đúng chi tiết hay của đoạn thơ, đoạn văn hay một tác phẩm, một người phải sắc sảo, chân thật, sâu sắc, giàu cảm xúc thì mới có thể bình theo lối này.

+Diễn ý phân tích ra hình ảnh: Lối bình này yêu cầu người bình phải có khả năng thiết kế hình ảnh để gợi lại bức tranh mà tác giả “vẽ ra” trong những lời văn, câu thơ của tác phẩm. Qua đó, làm sáng tỏ lý lẽ, quan điểm của người bình.

*Ưu điểm:  tương đối đơn giản

*Nhược điểm: một người không có sự sáng tạo, linh hoạt thì sẽ rất khó thành công với lối bình này. Nếu người bình có đủ sự tinh tế, sáng tạo thì việc diễn ý phân tích ra hình ảnh sẽ giúp làm rõ, nổi bật lên sự đặc sắc của tác phẩm.

+Diễn giải dựa trên quy luật tâm lý: Lối bình đi sâu vào phân tích quy luật tâm lý của con người trong đời sống thường nhật để chỉ ra quy luật về tình cảm trong thơ văn. Đối với cách này, người bình có thể chỉ ra sự khác thường trong tính cách nhân vật, sự chuyển biến tâm lý của nhân vật hoặc làm nổi bật lên một khía cạnh nào đó của nhân vật.

*Yêu cầu: Đối với lối bình này người bình này người bình phải có vốn sống lịch lãm, có sự nhạy cảm và khả năng phân tích vấn đề.

+Phân tích dựa vào một giá trị của nghệ thuật: Cách viết này dựa vào một tiêu chuẩn giá trị nghệ thuật nào đó để đi đến đánh giá một chi tiết hay cả một tác phẩm.

*Yêu cầu: người bình phải có sự hiểu biết trong lĩnh vực nghệ thuật – khoa học và đồng thời, phải có sự vận dụng một cách sáng tạo dựa trên lý thuyết sẵn có.

 Tóm lại, mỗi cách bình luận đều yêu cầu một vốn hiểu biến, khả năng tư duy và cách diễn đạt khác nhau. Cái quyết định của một bài bình giảng không phụ thuộc nhiều vào lối bình mà phụ thuộc vào sự nhìn nhận, cảm thụ cái hay cái đẹp của thơ văn một cách chính xác và tinh tế. Đồng thời, người bình phải thật sự rung cảm thì mới có thể đem đến những lời bình hay, sắc nét.

VÍ DỤ:

THƠ: Bình giảng bộ tranh tứ bình trong “Việt Bắc” của Tố Hữu.(Diễn ý phân tích ra hình ảnh)

TRUYỆN: Bình giảng chi tiết “bát cháo hành” trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. (Diễn giải theo quy luật tâm lí)

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN: Bình giảng những tác hại to lớn của thuốc lá trong văn bản nghị luận “Ôn dịch thuốc lá” (Diễn tả trực tiếp)

II. Cách khởi động vào bài và kết thúc bài giảng trong dạy học Văn.

* Hoạt động khởi động:

- Phương pháp phổ biến nhất là tổ chức dưới dạng trò chơi như: Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ngôi sao may mắn, Vòng quay kì diệu… Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp HS rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên... Trước khi chơi, cần chuẩn bị đồ dùng, phương tiện cần thiết, tạo hiệu ứng, hệ thống câu hỏi liên quan đến bài mới, dự kiến tình huống xảy ra và cách xử lí tình huống, kết quả đạt được qua trò chơi. Để có những trò chơi hấp dẫn,  giáo viên phải sang tạo không ngừng đồng thời khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, chơi hết mình.

  - Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học để phần khởi động thêm sinh động, hấp dẫn.

-Hay khởi động bằng các bài tập hay câu hỏi tạo sự kết nối giữa nội dung bài học và sự trải nghiệm thực tế của học sinh.

  - Ngoài ra, giáo viên có thể chuẩn bị thêm lời dẫn nếu cần thiết để kết nối giữa phần khởi động và hoạt động hình thành kiến thức.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem