HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN, ĐỀ ÁN, LUẬN VĂN

Ngày đăng 20/05/2023
88 Lượt xem

HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN, ĐỀ ÁN, LUẬN VĂN

1. CHỌN TÊN ĐỀ TÀI

1.1. Chọn vấn đề phải có tính cấp thiết về mặt lý luận hoặc thực tiễn. Tức là lý luận hoặc thực tiễn đang có những bất cập cần giải quyết, tháo gỡ.

1.2. Chọn vấn đề liên quan đến các môn đã được học, để có những vấn đề lý luận và pháp luật đã được tiếp cận. Không nên chọn những vấn đề quá mới để phải tìm hiểu từ đầu các lý luận cơ bản.

1.3. Chọn tên phải thuộc lĩnh vực môn học

2. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG

Sau khi chọn được 1 “vấn đề nghiên cứu” cụ thể là gì, sinh viên xây dựng đề cương như sau:

2.1. Xây dựng thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về “vấn đề nghiên cứu”. Chương này cần làm rõ được những vấn đề mang tính lý luận, như:

- Các khái niệm, đặc điểm của “vấn đề nghiên cứu”

- Phân loại “vấn đề nghiên cứu”

- Lịch sử hình thành và phát triển của “vấn đề nghiên cứu”

- Vai trò, ý nghĩa của “vấn đề nghiên cứu”

Chương 2: Thực trạng đối với “vấn đề nghiên cứu”. Chương này cần làm rõ được:

Chương 3: Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đối với “vấn đề nghiên cứu”

Cần làm được:

- Đánh giá những thành tựu và hạn chế đối với “vấn đề nghiên cứu”

- Đánh giá được những thành tựu và hạn chế của việc áp dụng đối với “vấn đề nghiên cứu” trong thực tiễn

- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của “vấn đề nghiên cứu”

- Đề xuất các giải pháp để khắc phục các hạn chế “vấn đề nghiên cứu”

2.2. Đề cương sơ bộ có kết cấu như sau:

Chương 1:…….. (IN HOA, ĐẬM, CỠ 18)

…… (IN HOA, ĐẬM, CỠ 13)

…..(đậm, đứng, 13)

……… (thường, nghiêng, 13)

………

…..

………

……

……

Chương 2:…….

2.1…..

2.2…….

Chương 3:……

3.1……

 

3.2……..

3. THU THẬP TÀI LIỆU

3.1. Các nguồn tài liệu sử dụng để viết đề án:

- Các từ điển tiếng Việt, tiếng Anh

- Các giáo trình, bài giảng

- Sách báo, tạp chí,

- Luận văn, luận án của các sinh viên khóa trước

- Các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, của các hiệp hội chuyên ngành, của các đơn vị khảo sát.

- Các bài viết trên một số trang mạng có uy tín.

3.2. Khi thu thập tài liệu, cần ghi chép lại tên tài liệu cẩn thận để sử dụng cho việc làm footnote dẫn chiếu nguồn sau này.

4. Footnote

Các footnote đánh tự động theo thứ tự tăng dần. Nếu dẫn nguyên văn thì để trong ngoặc kép.

Ví dụ: “abcdabcd”1

“Abcdabcd”2

“Abcdabcd”3

“Abcdabcd”4

Từng nhận định, kết luận, nội dung trình bày đều phải làm footnote dẫn nguồn. Nếu là quan điểm của chính sinh viên, thì phải nói rõ: “theo quan điểm của tác giả”.

Chương 1, trình bày vấn đề lý luận đối với “vấn đề nghiên cứu”.

- Các khái niệm: Cần tra cứu các khái niệm trong từ điển, trong các giáo trình, trong các văn bản pháp luật. Sau khi giới thiệu một số khái niệm, có thể tự mình đưa ra khái niệm chung để sử dụng thống nhất trong chuyên đề.

- Phân tích các đặc điểm, phân loại, vai trò, ý nghĩa: có thể tra cứu nội dung trong các giáo trình; bài viết trên tạp chí, sách báo hoặc trên mạng internet.

- Phần liệt kê các văn bản chủ yếu điều chỉnh đối với đề tài

Chương 2, Thực trạng đối với “vấn đề nghiên cứu”.

- Phần trình bày nội dung về đề tài nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu chủ yếu đã tìm được ở phần trên, sinh viên trình bày các nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu theo đề cương. VD: cần trình bày thành nội dung (như kiểu sách, giáo trình, bài giảng) và làm footnote như: abcdabcd5

- Thực tiễn đối với vấn đề nghiên cứu: Dựa trên kết cấu những nội dung, sinh viên tập trung phân tích làm rõ thực tiễn việc hiện nay như thế nào: lấy số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, thông tin minh chứng.

Chương 3, Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả “vấn đề nghiên cứu”.

- Đánh giá thành tựu: nêu một vài thành tựu chính.

- Đánh giá các hạn chế, tồn tại: Để tìm các hạn chế này, có thể tham khảo bài viết trên tạp chí, sách báo hoặc trên mạng internet. Cần chỉ ra được từng hạn chế, tồn tại đối với vấn đề nghiên cứu. Mỗi vấn đề hạn chế, cần làm được:

+ Vấn đề hạn chế, khó khăn, vướng mắc là gì? Nêu bối cảnh, thời gian xảy ra hạn chế; Lấy dẫn chứng minh họa các biểu hiện trong thực tế của hạn chế; cho biết quy mô, xu hướng phát triển của hạn chế trong thực tiễn.

+ Khó khăn, vướng mắc nêu trên, gây ra hậu quả bất lợi gì? lấy dẫn chứng minh họa; cho biết quy mô, xu hướng của hậu quả.

+ Phân tích các nguyên nhân gây ra đối với từng khó khăn, vướng mắc đó trên các góc độ khác nhau (chính trị, kinh tế, xã hội…) hoặc trên góc độ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan.

- Nêu các định hướng, mục tiêu đặt ra để khắc phục các hạn chế, tồn tại. Mục tiêu cần cụ thể, gắn với việc giải quyết hạn chế; có tính khả thi trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại; mục tiêu có thể đo lường được kết quả thực hiện.

 - Kiến nghị: sinh viên đề xuất các giải pháp để khắc phục các hạn chế đã nêu ở phần đánh giá.

Bìa, căn chỉnh lề, cỡ chữ. Bìa xem phụ lục kèm theo. Khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,3, kiểu gõ Unicode, lề trên 3,5 cm, lề dưới 3,0 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm. Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang. Riêng tiêu đề chương in hoa, đậm, cỡ 18; tiêu đề cấp 1.1, in hoa, cỡ 13; tiêu đề cấp 1.1.1, chữ thường, đậm, 13; tiêu đề cấp 1.1.1.1, chữ thường, nghiêng, 13.

Lời mở đầu. Giới thiệu được lý do lựa chọn đề tài, giới thiệu được cơ cấu của đề tài.

Kết luận. Tổng kết những vấn đề đã đề cập, giải quyết trong đề tài.

Danh mục tài liệu tham khảo. Chia thành 2 phần:

Liệt kê các tài liệu đã tham khảo, dùng làm footnote trong bài. Tài liệu tiếng Việt, xếp theo Tên tăng dần (theo thứ tự ABC); Tài liệu tiếng Anh, xếp theo Họ tăng dần (theo thứ tự ABC).


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem