Tiểu Luận Về Sự Quyến Rũ Dưới Góc Nhìn Tâm Lý Học (Kỳ 3)

Ngày đăng 23/06/2023
79 Lượt xem

Mẫu Người Quyễn Rũ Thứ 3: Công Tử 

Vậy thì niềm đam mê nào đã biến thành một loại tín ngưỡng và tạo ra những bạo chúa tài năng cho cảm xúc đó? Bản hiến pháp không thành văn nào đã tạo ra đẳng cấp ngạo mạn nhưng quyến rũ đó? Trên hết, đó là nhu cầu cháy bỏng có được tính độc đáo nằm trong giới hạn rõ ràng của các quy ước. Đó là một kiểu sùng bái bản thân không cần đến cái được gọi là ảo tưởng. Đó là sự vui sướng vì làm cho người khác ngạc nhiên, và là sự hài lòng một cách tự hào là không bao giờ gây ngạc nhiên cho chính mình.  

(Charles Baudelaire, trích từ Công Tử Hào Hoa) 

 

Vẻ quyến rũ toát ra từ người kết hợp tinh túy của cả hai giới tính thường rất mãnh liệt. 

Phần lớn mọi người đều cảm thấy bị trói buộc trong một số vai trò hạn chế mà xã hội trông đợi, vì thế họ thường bị lôi cuốn ngay bởi những ai mang tính cách uyển chuyển và khó hiểu hơn họ, tức những người biết tạo cá tính riêng cho mình. Mẫu người Công Tử kích thích họ vì họ không biết xếp mẫu người này vào loại người nào và vì mẫu người này là hiện thân của sự tư5 do mức độ cao mà họ thiếu, àm họ hằng mong muốn. Mẫu người Công Tử là mẫu người kết nối được với những nét tinh hoa của cả nam nhi và nữ nhi; họ ăn vận thật đẹp để gay chú ý cho người khác; họ vừa bí ẩn vừa khó nắm bắt.Vẻ đẹp của họ cuốn hút được cả hai phái (điều này không có nghĩa họ là người đồng tính luyến ái). Với phái nữ thì họ thấu hiểu tâm lý phụ nữ và với nam giới thì họ cảm thấu tinh thần, tư tưởng của nam nhân. Mẫu người Công Tử thường quyến rũ số đông. Ta hãy sử dụng sức mạnh của mẫu người này để tạo cho mình một vẻ mờ ảo duyên dáng nhằm khuấy động khát vọng bì đè nén bởi định kiến, quy ức cổ hủ, cứng nhắc của xã hội mà đối phương phải mang. 

 

Ngày nay, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng tự do tình ái chỉ mới xuất hiện sau này, có nghĩa là mọi thứ trước đây nay đã thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn. Đây hầu như là ảo tưởng. Nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy là thời kỳ con người có cuộc sống phóng túng như thời Đế Chế La Mã, giai đoạn cuối thế kỷ 17 ở Anh, thời kỳ “thế giới nổi” ở thế kỷ 18 ở Nhật Bản... còn vượt xa những gì xảy ra ở thời nay. Vai trò của giới tính chắc chắn hiện đang thay đổi, nhưng thay đổi này đã xuất hiện từ trước. Xã hội liên tục thay đổi, nhưng vẫn có một điều trong xã hội không thay đổi, đó là việc phần lớn mọi người thường tuân theo những gì được xem là bình thường trong thời đại của họ. Họ đóng vai trò mà họ được giao. Con người luôn xem trọng quy tắc xã hội vì họ là những sinh vật luôn có khuynh hướng bắt chước nhau trong xã hội. Ở một vài thời điểm nào đó trong lịch sử, việc làm khác người và tính cách nổi loạn được xem là một cái mốt, nhưng nếu nhiều người cùng làm như thế thì tính chất đó không còn được xem là khác người và nổi loạn nữa.  

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên than phiền là quá nhiều người tuân thủ các quy tắc xã hội một cách mù quáng vì chính việc tuân thủ đó đã đem lại sức mạnh và sức quyến rũ cho những kẻ chấp nhận gánh lấy rủi ro. Mẫu người Công Tử tồn tại trong mọi thời đại và mọi nền văn hóa (như Alcibiades ở thời Ai Cập cổ đại, Korechika ở cuối thế kỷ mười tại Nhật Bản), và mẫu người này đi đến đâu cũng mạnh lên nhờ người khác thường luôn tuân thủ quy tắc xã hội. Mẫu người công tử thể hiện tính cách khác người thật sự và tận dụng triệt để điều đó ở cả ngoại hình lẫn trong cử chỉ. Do phần lớn mọi người đều khắc khoải vì thiếu tự do nên họ dễ bị hút vào những người hay thay đổi và phô trương sự khác biệt của mình. 

 

Mẫu người Công Tử quyến rũ cả về mặt xã hội lẫn về mặt tình ái. Đám đông vây quanh họ, bắt chước họ và yêu họ say mê.Nếu ta muốn phỏng theo tính cách của mẫu người này vì mục đích riêng của mình thì phải nhớ rằng mẫu người Công Tử vốn dĩ là loài hoa đẹp và hiếm. Ta phải tỏ ra khác người bằng cách tạo cho mình một ấn tượng nổi bật và mang tính thẩm mỹ chứ không dung tục. Ta cũng nên cân nhắc việc chế giễu các xu hướng và phong cách đang thịnh hành, hãy thử khôn ngoan đi theo một xu hướng mới và tỏ ra không quan tâm đến những gì người khác đang làm một cách có chọn lọc. Phần lớn mọi người đều có tư tưởng bất an; họ sẽ tự hỏi là ta đang dự định làm gì, và từ từ họ sẽ ngưỡng mộ rồi bắt chước ta vì ta đã thể hiện được chính mình với vẻ hoàn toàn tự tin. 

 

Ngày xưa, người ta nhận diện các công tử qua cách họ phục sức, và phần lớn các công tử đều tạo cho mình một phong cách duy nhất để người khác phải chú ý. Beau Brummel, một người nổi tiếng là một công tử quý phái, có thể bỏ ra hàng mấy giờ đồng hồ để sửa soạn trước khi đi ra ngoài, đặc biệt hắn quan tâm đến kiểu thắt gút cà vạt mà không ai có thể bắt chước, và người ta nói rằng chính cách thắt cà vạt này đã khiến hắn trở nên nổi tiếng trong suốt đầu thế kỷ mười chín ở Anh. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên và không cần thiết phải hoàn toàn sao y bản chính phong cách của nhân vật này vì ở nên văn hóa của chúng ta và ở thời đại của chúng ta như vậy sẽ dễ bị quy gán là kệch cỡm, ẻo lả và lố lăng. Nhưng phong cách ăn mặc của mẫu người công tử không nên quá rõ ràng, vì công tử thuộc kiểu người tinh tế và không bao giờ quá gắng sức lôi cuốn sự chú ý, sự chú ý phải hướng vào con người họ chứ không phải trang phục, vì đó mới là dụng ý của mẫu người Công tử, cho nên tính cách con người họ thu hút hơn nhiều so với trang phục họ mặc - trang phục chỉ đóng vai trò phụ, vai trò tôn lên tố chất, phẩm cách của họ - nếu trang phục của họ thu hút như vàng thì bản thân con người họ còn cuốn hút như kim cương. Những người ăn mặc khác người quá rõ rệt là những người nghèo trí tưởng tượng và thiếu tính thẩm mỹ. Các Công Tử chỉ chứng tỏ sự khác biệt của mình ở một vài chi tiết nhỏ để cho mọi người thấy họ coi thường những quy ước sáo rỗng, cổ hủ tốt hơn hết là nên coi thường, nhưng họ vẫn tuân theo những chuẩn mực mang đậm tính thiết thực và đúng đắn của xã hội, chính điều này làm họ đặc biệt như những nhân vật trong tiểu thuyết thần thoại, hay chí ít họ cũng đặc biệt như những nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn đương đại trứ danh và các nhân vật chính trong các bộ phim bom tấn đình đám mà giới trẻ không thể không xem. Các chi tiết nhỏ mà họ thể hiện sự khác biệt có thể là chiếc áo gi-lê đỏ của nhà văn Théophile Gautier, bộ trang phục nhung xanh của nhà soạn kịch Oscar Wilde hay bộ tóc giả bạch kim của Andy Warhol. Thủ tướng Benjamin Disraeli vỹ đại của Anh có hai cây gậy tuyệt đẹp, một cây cho buổi sáng và một cây cho buổi chiều. Cứ đến trưa là ông lại đổi gậy bất kể lúc đó đang ở đâu. Người phụ nữ mang phong cách Công Tử cũng thế. Nàng có thể ăn mặc có phần giống nam giới nhưng cho dù có mặc như thế nào thì cũng phải có một vài cho tiết khác biệt tron g trang phục của nàng để tôn lên sự nữ tính. Chẳng hạn, không có một người đàn ông nào ăn mặc như nữ văn sĩ George Sand. Với chiếc mũ cao và đôi giày ống mamg trên đường phố Paris, nàng khiến cho ai cũng phải chú ý đến nàng. 

 

Nhưng có điều ta nên nhớ là nếu phong cách ăn mặc của ta hoàn toàn xa lạ với những người nhìn ta thì họ sẽ nghĩ là ta muốn chơi nổi - nếu như họ có ý tốt - còn nếu không thì họ sẽ nghĩ rằng ta điên. Vì vậy, hãy tự tạo cho mình một phong cách thời trang bằng cách phỏng theo và sửa lại các phong cách sẵn có để trở thành đối tượng quyến rũ người khác. Nếu ta làm được điều đó thì sẽ có khối người bắt chước. Công tước d’Orsay, một Công Tử nổi tiếng ở London vào thập niên 1830 và 1840 đã được những nguoời thích thời trang theo dõi rất sát. Một ngày kia, ông mắc trận mưa lớn giữa đường nên mua tạm chiếc áo khoác ngắn và dày gắn liền mũ trùm đầu của thủy thủ Hà Lan để mặc. Kiểu áo này nagy lập tức trở thành áo choàng mà ai cũng mặc. Được người khác bắt chước mình đương nhiên là dấu hiệu cho ta thấy ta có sức lôi cuốn. 

 

Tuy nhiên, việc không tuân thủ lề thói thông thường của các Công Tử không chỉ nằm ở phương diện trang phục. Cái khiến họ thực sự đặc biệt chính là thái độ thật sự của họ đối với cuộc sống. Nếu ta học tập thái độ đó, chắc chắn ta sẽ được vô số người vây quanh. 

 

Các công tử thường rất xấc xược. Họ ít khi quan tâm người khác nghĩ gì về mình và hiếm khi lấy lòng một ai. Ở triều đại Vua Louis XIV, nhà văn La Bruyere để ý thấy rằng những triều thần nào cố gắng lấy lòng người khác thì thường không thành công vì điều này đi ngược lại với tính đặc hiệu của việc quyến rũ. Như Barbey d’Aurevilly đã viết, “Các công tử thường làm phụ nữ mê đắm bằng cách khéo léo, khôn ngoan làm phật ý các nàng.” 

 

Tính cách láo xược là điều mà Oscard Wilde đã sử dụng làm cái cơ bản để hấp dẫn người khác. Một đêm kia tại nhà hát ở London, sau màn trình diễn đầu tiên một trong các tác phẩm của Wilde, các khán giả mê mẩn vở kịch đã la ó đòi tác giả xuất hiện trên sân khấu.Wilde để họ chờ rất lâu rồi cuối cùng mới xuất hiện với điếu thuốc gắn trên môi và mang vẻ mặt khinh khỉnh. Đã vậy ông ta lại còn trách các nhà hâm mộ như sau: “Tuy tôi xuất hiện trước các khán giả mà hút thuốc là không phải, nhưng việc các bạn làm phiền tôi khi tôi đang hút thuốc còn tệ hơn”. Công tước d’Orsay cũng xấc xược không kém. Một đêm kia tại một câu lạc bộ ở London, một thành viên của gia đình Rothschild nổi tiếng bần tiện đã vô tình làm rơi đồng tiền vàng xuống đất và cúi xuống tìm. Ngài công tước lập tức rút ra tờ giấy bạc một ngàn franc (có giá trị lớn hơn rất nhiều so với đồng tiền vàng), cuốn lại, châm lửa đốt, rồi làm như thể soi đường cho ngài Rothschild tìm đồng vàng. Chỉ có một Công Tử mới có thể thoát khỏi sự la ó khi dám cả gan làm điều đó. Tính xấc xược của một gã phóng đãng đi liền với ý muốn chinh phục phụ nữvà hắn hiếm khi quan tâm đến điều gì khác khi thể hiện sự xấc xược này. Nhưng tính xấc xược của một gã Công Tử lại nhắm vào xã hội và các quy ước xã hội. Thường thì hắn không quan tâm đến việc chinh phục phụ nữ cho lắm khi thể hiện hành động xấc xược mà đơn giản chỉ vì: “Công tử ta thích thế” - nhưng điều này rất cuốn hút người khác, kể cả khi có những tiếng nói bất bình vang lên. Vì con người thường hay bị đè nặng bởi việc phải luôn tỏ ra lễ độ và biết hy sinh nên họ sẽ rất vui mừng khi được ở gần một người luôn tỏ ra khinh thường những quy ước xã hội sáo rỗng, nặng nề, tẻ ngắt, cổ hủ. 

 

Mẫu người Công Tử là bậc thầy về nghệ thuật sống. Họ sống để lao động và tận hưởng chứ không phải là để: “thà hy sinh tất cả cho công việc”. Chung quanh họ toàn những món đồ đẹp và họ quan tâm đến ăn uống không kém gì quan tâm đến y phục. Đó là cách giúp nhà thơ Petronius người La Mã, tác giả của tác phẩm satyricon, quyến rũ hoàng đế Nero. Khác với ngài Secena tẻ nhạt - nhà tư tưởng Stocic vỹ đại, và cũng là thầy dạy của Nero, Petronius biết cách làm thế nào biến từng chi tiết trong cuộc sống của Nero, từ một lễ hội lớn, đến một cuộc chuyện trò đơn giản, thành một chuyến phiêu lưu tuyệt đẹp. Ta không cần áp đặt thái độ này lên những người xung quanh mà chỉ cần tỏ ra tự tin khi giao tiếp và tin tưởng vào thị hiếu của mình là sẽ khiến mọi người bị hút vào ta. Điều mấu chốt là ta phải làm cho tất cả mọi thứ trở thành sự lựa chọn mang tính thẩm mỹ. Khả năng làm dịu sự nhàm chán bằng cách biến cuộc sống thành một tác phẩm nghệ thuật sẽ làm cho người khác sẽ làm cho người kahc1 đánh giá cao sự hiện diện của ta bên cạnh họ.  

 

Người khác giới là một xứ sở lạ kỳ mà ta chưa bao giờ biết đến. Họ cho ta niềm phấn khích cũng như tạo cho ta sự căng thẳng giới tính thích hợp, nhưng đồng thời họ cũng đem đến cho ta phiền muộn và thất vọng. Nam giới thường không hiểu nữ giới nghĩ gì trong nhiều tình huống và ngược lại. Gần như mỗi người đều cố gắng làm cho người khác hành động giống như cùng giới tính với mình. Các Công Tử hiếm khi lấy lòng ai, nhưng điều này khiến họ được ưa thích. Bàng cách mô phỏng tâm lýcủa người khác giới, họ đã tác động đến sự yêu thương của con người và từ đó lôi cuốn được họ. Phụ nữ đồng hóa với vẻ nho nhã và quan tâm đến từng cho tiết của Rudolph Valentino khi chàng ta cua gái. Còn đàn ông thì đồng hóa với tính cách không ràng buộc của Lou Andreas-Salomé. Ở triều đại Heian của Nhật Bản vào thế kỷ thứ mười một, nữ văn sĩ Sei Shonagontác giả cuốn The Pillow Book( Sách Gối Đầu Giường), là người có sức lôi cuốn mãnh liệt với nam giới, nhất .là những người trong giới văn học. Nàng làm thơ rất hay nhưng tính cách vô cùng độc lập và có thái độ xa cách. Đàn ông mong muốn ở nàng nhiều hơn là một người bạn. Bị quyến rũ bởi sự đồng cảm với tâm lý đàn ông của nàng, họ say mê nàng như điếu đổ. Khuynh hướng khoác lên người giới tính khác về mặt tinh thần, tức khả năng mô phỏng tính cách của người khác giới , suy nghĩ theo kiểu của họ khi cần thiết, phản ánh thị hiếu và thái độ của họ, có thể là một yếu tố chủ chốt lôi cuốn người khác. Đây chính là phương pháp giúp ta quyến rũ đối tượng của mình.  

 

Theo Freud hầu như ai trong chúng ta cũng không chỉ bị thu hút bởi người khác giới mà còn bị thu hút bởi người cùng giới, tuy nhiên chúng ta lại bị kiềm chế bởi những hạn chế xã hội (tùy vào nền văn hóa và thời kỳ lịch sử).  

 

Nhân vật Công Tử cũng có chỗ đứng trong chính trường. Tổng thống John F.Kennedy là sự pha trộn lạ lùng giữa tính cách nam và nuỖng rắn rỏi đối với người Nga hay khi chơi bóng đá trong Nhà Trắng, nhưng lại giống nữ giới ở chỗ biết đồng cảm sâu sắc với thuộc cấp và thích ăn mặc đẹp. Tính cách kết hợp nàyđã tạo nên phần lớn sức hấp dẫn của ông. Thủ tướng Anh Disraeli là mẫu Công Tử có cách ăn mặc và cử chỉ không ai sửa đổi được khiến nhiều người ngờ vực con người ông, tuy nhiên chính sự gan dạ không màng đến những gì người khác nghĩ lại khiến ông được mọi người khâm phục, còn phụ nữ thì đương nhiên mê mẩn ông vì họ luôn thích hình tượng một chàng Công Tử bảnh bao. Họ đánh giá cao thái độ hòa nhã, tính thẩm mỹ và sự yêu thích trang phục của ông, nói cách khác là những nét tính cách tốt đẹp có ở nữ mà ít người đàn ông nào có mà ông sở hữu. Chỗ dựa cho sức mạnh của Disraeli chính là Nữ Hoàng Victoria, một người hâm mộ ông cuồng nhiệt.  

 

Ta không nên để kẻ khác lầm về vẻ bề ngoài Công Tử của mình. Xã hội có thể ngờ vực nét tính cách pha trộn giữa hai giới của mẫu người Công tử (theo Công Giáo thì quỷ Satan thường là một kẻ lưỡng tính), nhưng không ít người bị sự pha trộn tinh hoa hai giới này cuốn hút. Cái hấp dẫn nhất thường là cái bị kìm nén nhiều nhất. Nếu ta trở thành một mẫu người Công Tử, ta sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút những người luôn mang nỗi khát khao về những điều họ chưa hoàn thành trong cuộc sống. 

 

Bí quyết để có sức hấp dẫn này là sự khéo léo của nghệ thuật đóng vai Công Tử. Trong một xã hội mà vai trò của mỗi người quá rõ ràng thì kẻ nào từ chối tuân thủ các quy tắc xã hội không nhất thiết phải tuân thủ (và tốt hơn hết không nên tuân thủ vì như thế sẽ thu được nhiều lợi ích hơn) sẽ kích thích sự chú ý của người khác. Ta hạy tạo cho mình một tính cách là sự kết nối những gì thật sự tinh hoa của cả nam và nữ, tỉ dụ như vừa xấc lược khi cần thiết vừa xấc xược khi cần thiết vhừa duyên dáng, vừa tế nhị vừa mãnh liệt, rắn rỏi. Cứ mặc cho những kẻ khác nỗ lực mù quáng để được xã hội chấp nhận. Loại người này rất tầm thường. Còn ta hãy theo đuổi điều lớn hơn mà họ không thể hình dung. 

 

Nhưng bạn phải nhớ, mẫu người Công Tử phải biết giới hạn thái độ xấc xược của mình. Một Công Tử thực thụ phải hiểu được khác biệt giữa việc chọc ghẹo người có thế lực để gây ấn tượng tốt và việc đưa ra những nhận xét làm tổn thương hay mang tính cách lăng mạ hoặc sỉ nhục người đó. Điều vô cùng quan trọng là bạn phải tránh không sỉ nhục hay gây hấn với một người có thể làm hại đến bạn. Thường thì chỉ những người thuộc giới nghệ sĩ mới có ưu thế khi xúc phạm đến loại người này. Trong công việc, ta nên tiết chế tính cách Công Tử của mình. Hãy tạo sự khác biệt choi mình một cah1 dễ thương để đem lại niềm vui cho mọi người chứ đừng biến mình thành kẻ khiến người khác bất an.


Chia sẻ: