Hồi Đáp Những Bức Tâm Thư Tình Cờ Đọc Trên Mạng - Bài Học Cuộc Sống (Kỳ 2)

Ngày đăng 23/06/2023
67 Lượt xem

Bức Tâm Thư Thứ 2 Của Một Bạn Nam Sắp Thi Đại Học 

Tôi đang học tại một trường cấp ba thuộc hệ chuyên + năng khiếu, và đáng buồn thay, tôi là một tên lười biếng. Đáng ra phải học hành chăm chỉ để thi vào đại học thì tôi lại nuông chiều bản thân và không có cách nào chuyên tâm được. 

Tôi cứ nghĩ “từ mai mình sẽ làm”, “ngày mai nhất định sẽ làm”, thế rồi tới năm cuối lúc nào không hay. Thật ra hồi thi vào cấp ba, tôi cũng đã rất hối hận vì không thể đậu vào ngôi trường đúng theo sở nguyện. Khi ấy, tôi đã quyết tâm rằng trong tương lai mình sẽ thật chăm chỉ để bước chân vào trường đại học mà bản thân mơ ước. 

Vậy mà đến khi đi học, tôi lại không tránh khỏi việc mải chơi, lúc về nhà thì lại tốn rất nhiều thời gian để lướt facebook, tick tok, youtube và cày Pokemon Heart Gold 

Đã như thế rồi mà lúc bị mẹ nhắc “Ngồi vào bàn học tí đi”, tôi lại nổi cơn giận dỗi và dần dần mất luôn ý muốn học hành. 

Chính tôi cũng thấy tình hình này là không được, là không xong mất rồi. Với lực học hiện tại, tôi sẽ không thể đỗ vào trường đại học mình mong muốn. Tôi càng sốt ruột hơn khi tưởng tượng ra cảnh bản thân chìm đắm trong ân hận vào những năm tháng sau này. Làm sao để tôi có thể chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” đây ạ? 

Hồi đáp: Không đâu, bạn ạ! Nếu mà có phương pháp chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” như bạn nói thì tôi cũng muốn biết. 

Để sản xuất một bộ phim, sau khi quyết định phim trường - bối cảnh, quyết định ngày đầu bấm máy, quyết định phục trang - đạo cụ, người phụ trách biên kịch nội dung sẽ phải xây dựng cả kịch bản nữa. 

Đáng ra phải viết thật nhanh, nhưng thường thì người viết kịch bản là không tài nào chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” được. Dù có ngồi vào bàn làm việc rồi, thì họ cũng thường sẽ lang thang trên mạng trước. Trường hợp xấu nhất, người viết kịch bản sẽ cứ lai rai như thế suốt ba, bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tôi nghĩ là bạn cũng hiểu, mạng xã hội tràn ngập sự cám dỗ. Trên đó chứa cả núi nội dung siêu hay ho, những điều gây sửng sốt, những thứ có thể làm ta cười nắc nẻ... 

Nếu có thể bỏ ngang những thứ đó để ngồi viết kịch bản thì có lẽ nhà biên kịch - lên ý tưởng đó đã vượt qua cảnh giới loài người rồi. Thường thì, họ sẽ lượn lờ trên mạng trung bình tầm hai tiếng mỗi ngày. Sau đó là thời điểm bắt đầu cuống quýt hết cả lên. Khi ý thức được rằng “Thôi rồi, thôi rồi. Không hoàn thành kịch bản trước khi bắt đầu bấm máy thì đạo diễn và các diễn viên sẽ hỏi tội mất!”, lúc đó thường là lúc họ sẽ nghiêm chỉnh bắt tay vào viết. 

Trong giai đoạn chắp bút cho kịch bản thì chuyện này diễn ra hằng ngày luôn.  

Thường thì lý do khiến họ phải nghiêm túc, toàn tâm tận lực bắt tay vào viết là vì nghĩ tới gương mặt phàn nàn của đạo diễn, các diễn viên và những thành viên khác trong đoàn làm phim. Lúc đó, nói một cách văn chương phóng đại và tếu táo, thì trong đầu họ cứ hiện lên những khuôn mặt không ngừng truy hỏi: “Gì vậy trời? Mới chỉ viết được tầm này thôi sao?”, “Không có kịch bản thì sao làm nổi cái gì chứ?”, thường thì chính vì thế nên họ mới bắt tay làm việc được. 

Đồng thời, thường thì họ cũng có thêm nguồn động lực nhờ việc mường tượng ra vẻ hài lòng của đạo diễn, của toàn thể diễn viên và các thành viên khác của đoàn làm phim khi kịch bản xuất sắc đã được hoàn thành. Nói một cách văn chương - tiểu thuyết, miễn là hình ảnh trong đầu đủ chân thực và đủ sức “cám dỗ linh hồn vạn vật”, thì dù tích cực hay tiêu cực, nó cũng sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy người ta làm việc. 

Thế nhưng, không phải đùng một cái là viết xong kịch bản đâu. Thời gian viết sẽ kéo dài từ một đến hai tháng nên họ sẽ làm từng chút một mỗi ngày. 

Cứ đặt mục tiêu nho nhỏ là “Ngày hôm nay mình sẽ viết năm trang “, “Kết thúc chương này thôi nào” thì kiểu gì cũng sẽ viết được thôi. 

Còn nếu đặt mục tiêu “Phải viết cho xong cái kịch bản này trong ngày hôm nay”, thì thường là họ sẽ thấy hành trình quá là xa xôi, mờ mịt.  

Vậy nên, bạn trẻ ơi. 

Theo tôi, điều cần thiết để chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” là trước tiên phải lấy viễn cảnh tương lai gần làm động lực. 

Những nhà viết kịch bản kể trên dễ dàng hình dung ra cảnh tượng mình bị đạo  diễn trách móc vì làm chậm kịch bản. 

Bạn đã có hình dung chân thực về việc “thi đậu vào đại học” hay chưa? 

Bạn đã từng đi đến ngôi trường mà bạn hằng mơ ước thi đậu vào hay chưa? Bạn hãy tới đó, dạo bước trong khuôn viên trường và hãy cảm nhận những điều tuyệt vời về viễn cảnh khi bạn đã trở thành sinh viên của nơi này bằng cả tâm trí, linh hồn và cơ thể. Bạn hãy thử trải nghiệm cuộc sống một ngày tại ngôi trường này bằng cách lướt qua các phòng học, thử quan sát phòng sinh hoạt câu lạc bộ và ăn trưa ở nhà ăn xem sao. 

Nếu cậu bạn thân thiết hoặc cô gái mà bạn thích cũng đang nhắm tới ngôi trường này thì điều này sẽ càng giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn đấy. 

Bạn và cậu bạn thân, hoặc cô bạn gái của bạn hãy cùng nhau tới trường, rồi vừa đi dạo vừa nô đùa trong khuôn viên ở đó. Việc này sẽ khiến một cụm từ khá là trừu tượng như “thi đậu đại học” trở nên dần cụ thể hơn. 

Và khi bạn nghĩ được rằng: “A, mình muốn vào ngôi trường này. Mình muốn học ở đây mỗi ngày.”, thì mọi thứ đang đi đúng hướng rồi đó. Tôi cho rằng những thứ như vậy sẽ trở thành nguồn năng lượng để bạn khởi động việc học hành. 

Để viết một kịch bản phim xuất sắc cho một bộ phim đình đám, nhà biên kịch cũng sẽ dùng đến cả những viễn cảnh tiêu cực, nếu nó cho kết quả tốt. Giống như cách họ tự tạo động lực cho bản thân bằng việc hình dung ra tình cảnh bị đạo diễn, các diễn viên và các thành viên khác trong đoàn làm phim trách móc; bạn hãy thử đi tới “các trường luyện thi có thể sẽ phải tới học khi trượt hết các nguyện vọng”, hoặc thử tạt ngang qua các “trường đại học có chết bạn cũng không muốn vào” xem sao. 

Hãy để những suy nghĩ “A, nếu không học thì mình sẽ phải tới chỗ này đây. Quang cảnh u ám quá đi. Không được rồi. Mình thật sự không muốn học trường này chút nào!” ăn sâu vào tận xương tủy của bạn. 

Và còn một điều nữa. Đừng quá vội vàng nghĩ cách chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” vào mục tiêu “thi đậu đại học” một cách lạm dụng và bức ép, hãy chọn những vạch đích nhỏ ở gần hơn.  

Hãy chuyển chế độ để hoàn thành những mục tiêu gần ngay trước mắt như làm những bài kiểm tra nhỏ mỗi ngày với hai trang trong một bộ đề nào đó hay các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ hoặc các kỳ thi thử quốc gia. 

Chạy ma-ra-tông cũng vậy, nếu cứ nghĩ tới cái đích thì sẽ chẳng còn sức chạy nữa, bởi thấy nó quá xa xôi. Hãy thiết lập những mục tiêu nho nhỏ kiểu như “chạy đến cái cột điện kia nào” hoặc “tới cái đèn tín hiệu kia nhé”, nhờ cách này mà nhiều người nhận ra mình có thể chạm đến vạch đích cuối cùng. 

Bạn nghĩ sao? 

Nếu đạt được mục tiêu thì sẽ thế nào đây nhỉ? Dù có là điều tích cực hay tiêu cực thì cũng hãy sẵn sàng để đặt viễn cảnh thật cụ thể và chân thực bạn nhé. Hơn nữa, hãy coi trọng từng bước tiến nhỏ ở ngay trước mắt. 

Cần lưu ý là trong giai đoạn ôn thi đại học này, điều mà bạn cần nhất là ý chí và tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Hãy dùng chiến lược kim cương cắt kim cương để đánh bay chây lười, trì hoãn, do dự, thiếu nghiêm túc, thiếu quyết tâm. Thông điệp tôi muốn truyền tải khi nhắc đến “chiến lược kim cương cắt kim cương” là nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự giác ôn bài thì hãy cải thiện nhận thức của bạn. Hãy cải thiện nhận thức, hãy trang bị cho linh hồn và tâm trí của bạn một hệ tư tưởng mãnh liệt, quyết tâm, lý tưởng nhất có thể trong thời gian này. Ngoài việc nghĩ đến niềm sung sướng khi đậu vào những ngôi trường đại học tuyệt vời; thì sao không thử nghĩ xa hơn? Nghĩ đến tương lai của bạn chẳng hạn? Hãy thử nghĩ là nếu đậu vào các trường đại học danh giá, tương lai bạn sẽ là một người giàu có, một người đàn ông thành đạt với thu nhập 9 chữ số một tháng; với căn biệt thự nguy nga, rộng rãi và chiếc xế hộp thu hút ánh mắt của các vị tiểu thư. Và tại sao không thử nghĩ rằng chính vì thế mà bạn sẽ có một hoặc một vài cuộc tình lãng mạn, đáng nhớ với các cô nàng tiểu thư xinh đẹp, cá tính? Và biết đâu, cũng vì đậu vô một trường đại học hạng sang, có được một công việc ngon lành, trở thành quý ông thành đạt, giàu có, làm quen được những cô gái xinh đẹp; bạn sẽ được kết hôn với một quý cô vừa đẹp lộng lẫy như sao trên trời, vừa dịu dàng như nước hồ mùa thu. Biết đâu được cũng vì đậu vào trường đại học mơ ước mà bạn sẽ có một gia đình riêng, một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 

Có thể bạn sẽ nghĩ là những điều tôi nói là hơi viển vông, rằng đời không như mơ! Nhưng bạn ơi, không hy vọng nào bằng thực tế nhưng thực tế cũng có thể ẩn chứa hy vọng! Bạn còn trẻ mà nuôi ước mơ lớn, xây hoài bão cao, dựng tham vọng “vỹ đại”, ôm khát khao mầu nhiệm thì có gì là sai? Những điều đó không hợp với lớp tiền bối già cỗi nhưng lại hợp với những người trẻ tuổi khi mà sức mạnh của lý tưởng, của điều kỳ diệu căng tràn trong từng mạch máu. Vì sao lại như vậy? Vì nếu có người nào đó hiện thực hóa được những phép lạ mầu nhiệm kể trên thì đó chỉ có thể là những người trẻ tuổi ngực mang chí lớn giữa trời đất mênh mông chứ không phải là lớp tiền bối đi trước. Chúng ta đang là những người thuộc thế hệ thống lãnh, chúng ta đang là những người thuộc thế hệ hạt nhân, kịch bản đó là khả hữu đối với chúng ta - một kịch bản không nhiều nhưng cũng không hiếm gặp.  

Bạn có từng nghe về liệu pháp nhận thức - hành vi? Liệu pháp này dựa theo thuyết Nhận Thức của Tâm Lý Học. Nó hoạt động và được ứng dụng theo mô hình: Sự kiện trong quá khứ => Niềm tin => Nhận thức => Cảm xúc => hành vi. Áp dụng mô hình này ta có một diễn giải như sau: để tạo tác một hành vi thường trực là chăm chỉ học bài bạn cần có cảm xúc - một cảm xúc mãnh liệt - và chúng ta sẽ gọi nó là thái độ siêng năng, nghiêm túc. Để có thái độ này chúng ta cần một hệ nhận thức rõ ràng, tường tận, khúc triết, chuẩn xác, chu toàn và tích cực - hãy gọi nó là hệ tư tưởng lành mạnh. Mấu chốt chính yếu nhất chính là nó, để có được nó, bạn cần tác động vào niềm tin chứ không phải là sự kiện trong quá khứ! Con người không thay đổi được quá khứ nhưng con người thay đổi được hiện tại và tương lai bạn à! Vậy chúng ta cần tác động như thế nào đến niềm tin? Hãy tin một niềm tin hoàn toàn chuẩn xác và tích cực một cách mạnh mẽ nhất như là tất cả sức mạnh tinh thần của cả cuộc đời bạn được dồn hết vào niềm tin này, vào “trận đánh này” - trận đánh “đại học”, vào nỗ lực này. Hãy tin rằng bạn có thể làm được, bạn có thể đậu vào trường đại học mơ ước đó, hãy tin rằng bạn có thể kiếm được một công việc ngon lành nhờ vào việc theo học trường đại học danh giá đó và đậu cử nhân loại ưu, hãy tin rằng bạn có thể có tiền đồ xán lạn, sự nghiệp huy hoàng nếu đậu được vào trường đại học mơ ước đó; hãy tin rằng bạn sẽ bắt đầu một chuyện tình đẹp như mơ và có được vị phu nhân tuyệt vời nếu bạn đậu vào trường đại học đó. Tin vào những điều này một cách mãnh liệt nhất chẳng có gì sai nếu kèm theo việc bạn nỗ lực hơn bao giờ hết - nỗ lực như chưa từng được nỗ lực; và chú ý đến những chi tiết nhỏ nhưng quan trọng như là hãy dậy sớm, mang theo đủ đồ dùng học tập và giấy tờ tùy thân.  

Còn nếu bạn rất nỗ lực nhưng không hoàn thành được một trăm phần trăm giấc mơ lớn đó thì sao? Chả sao cả, hãy khắc vào từng tế bào thần kinh một tư tưỡng: “Hãy cố gắng vươn lên trời cao, bởi vì nếu bạn không chạm tay được tới mặt trời thì bạn cũng đứng giữa muôn vàn tinh tú!” Bạn đã thấy tôi nhắc đến việc khắc vào từng tế bào thần kinh một tư tưởng? Vâng, để bồi dưỡng niềm tin thì hãy hấp thụ những tư tưởng tích cực và khắc nó vào não bộ, tâm trí, linh hồn, xương tủy! Có rất nhiều tư tưởng như thế, trong các cuốn sách danh ngôn, những bộ phim hành động truyền cảm hứng về nghị lực, bản lĩnh sống và sự nghiệp. Nếu được, hãy thử xem anime (hoạt hình Nhật Bản), có cả núi châm ngôn sống truyền cảm hứng, tiếp nghị lực cho bạn ở đó. Khi xem “Hồ Sơ Của Lord El-Melloi Đệ Nhị - Chuyến Tàu Sưu Tập Ma Nhãn”, Tôi đã rất bất ngờ và thấm thía câu nói “Kẻ đạo tặc hèn nhát sẽ chuồn đi trong đêm tối. Nhưng nếu ngươi sải chân và xông lên trong tiếng nhạc thì ngươi là một vị vua chinh phạt!” Trong cuộc sống này, dũng khí luôn là thứ quý hơn kim cương. Và sở dĩ kim cương tỏa sáng lấp lánh, cứng chắc được như thế là vì nó đủ can đảm chịu đựng áp lực để không cam chịu số phận của than chì. Không có áp lực thì không có kim cương, nhưng có áp lực mà không có dũng lực thì cũng sẽ không có kim cương, bất quá thứ có được chỉ là than chì. Chì có lòng can đảm, đôi khi là không đủ, nhưng lòng can đảm là thứ phải có trước nhất. Có can đảm, sẽ có động lực, nỗ lực, nghị lực, sẽ có sự phát huy tiềm lực và tận dụng trí lực. Lòng can đảm là tố chất đầu tiên phải có, mọi tố chất khác đều được nó triệu hồi sau đó. Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân, mà muốn có bước chân đầu tiên thì phải ra khỏi khu rừng của lo lắng, trăn trở, sợ hãi mà tấm bản đồ, cũng là sức mạnh để cất bước ra khỏi khu rừng đó chính là lòng can đảm. Câu nói này thật hay, “kẻ đạo tặc hèn nhát sẽ chuồn đi trong đêm tối” - trên đời này có nhiều người khi cần họ đối mặt để giải quyết vấn đề cần giải quyết cho chính họ và cho người khác thì họ lại “chuồn đi trong đêm tối”. Nhưng bất kỳ ai đủ can đảm “sải chân và xông lên trong tiếng nhạc” thì người đó là “Vua Chinh Phạt”. Đó là cách sống của con người bản lĩnh, như vậy chưa chắc đã trụ nổi khi cơn bão tới ngay lúc đó nhưng chắc chắn dù có hy sinh đầu ngọn giáo trong chiến trường khốc liệt thì cũng đã sống một cuộc đời không uổng phí kiếp người, một cuộc sống của Vua Chinh Phạt và dù có kết thúc cuộc đời trong cơn phong ba thì về sau những người còn lại vẫn sẽ tự hào vì người mà họ quen biết là một vị Vua Chinh Phạt. Tuy nhiên, nhiều khi vì quá dũng cảm mà thiếu đi trí tuệ mới phát sinh vấn đề, đó là điều mà một vị Vua Chinh Phạt không bao giờ được phép quên, nếu không thì đó không phải là dũng khí của Vua Chinh Phạt mà chỉ là cái dũng của thất phu. Một vị Vua Chinh Phạt xông lên trong tiếng nhạc nhưng chiến đấu bằng cả thanh gươm và trí tuệ vì Vua Chinh Phạt hiểu rằng một chiến binh trước khi học cách sử dụng thanh kiếm phải học cách sử dụng cái đầu. Đó là những gì tôi học được qua câu châm ngôn này. Và tôi nghĩ những gì mà tôi vừa chia sẻ, chính xác là những gì bạn cần cho giai đoạn này, cho cuộc thi trước mắt. 

Nếu thấy anime trẻ con quá, thì sao không thử xem phim người đóng. Có lần tôi xem movie: “Samurai Cuối Cùng”, tôi rất ấn tượng câu thoại: “Để nhận biết sự sống trong từng hơi thở, từng tách trà, từng sinh mạng mà ta lấy đi là cách thức chiến đấu của một chiến binh chân chính. Thắng lợi, sức mạnh, nỗ lực và phẩm hạnh trọn vẹn là những điều hiếm thấy, bạn có thể tìm kiếm chúng cả đời và đó sẽ không phải là một cuộc đời lãng phí đâu. Là một chiến binh có nghĩa là gì? Hiến dâng tuyệt đối cho những nguyên tắc về sức mạnh và phẩm hạnh, tìm kiếm sự yên bình trong tâm hồn và quán triệt được vương quốc của võ thuật. Một chiến binh không tàn bạo, họ có thể lễ phép, mỉm cười và cúi chào. Nhưng ẩn sâu dưới sự nhã nhặn đó, là hơi thở sâu của sức mạnh kinh hồn bạt vía và phẩm hạnh bất diệt của họ”. Đúng vậy, hãy xem mình như một chiến binh, xem kỳ thi đại học như là một cuộc chiến mà chỉ được thắng, không được thua. Kẻ nào sẵn sàng đón nhận cái chết trong khi ngoan cường chiến đấu có thể sống; Kẻ nào bám víu vào sự sống và để nó chi phối khi chiến đấu sẽ dễ dàng bị tử thần tìm đến. Tương tự như vậy, chiến binh nào sẵn sàng đón nhận thất bại trong khi nỗ lực phấn đấu thì có thể chiến thắng. Chiến binh nào bám víu vào chiến thắng và để nó chi phối khi nỗ lực thì sẽ dễ dàng nhận lãnh thất bại. Tôi nghĩ những tư tưởng ẩn sau hai câu châm ngôn này và những tư tưởng ẩn tàng trong nhiều câu châm ngôn khác trong những siêu phẩm điện ảnh khác là những món ăn tinh thần bổ dưỡng cho niềm tin của bạn. Và khi tác động tới niềm tin một cách tích cực, thì tư tưởng, thái độ và hành vi (thực tế) của bạn sẽ thay đổi, dẫn đến việc bạn ôn bài với sự nỗ lực không thể lớn hơn, và bạn sẽ đậu vào trường đại học hằng mơ ước. Nhưng xem thì xem, đừng dành quá nhiều thời gian cho nó. Mọi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày cho tất cả việc cần làm trong ngày, hãy phân bổ thời gian hợp lý, và phải biết cái nào là chính, cái nào là phụ. 

À, còn một điều nữa. Nếu bạn ép uổng bản thân chuyển sang chế độ “làm việc ngay bây giờ” một cách thái quá thì sẽ chỉ càng trở nên mất kiên nhẫn mà thôi. Sau cùng, bạn cũng sẽ chẳng làm được gì cả. 

Hãy thả lỏng bản thân một chút, “chế độ bắt đầu sau 30 phút nữa” hoặc “chế độ bắt đầu sau 45 phút nữa” sẽ tốt hơn. 

Thi vào đại học là một trận chiến trường kỳ. Quá hấp tấp, cố sức gồng mình lên thì sẽ không đi đường dài được đâu. 

Thư giãn một chút và từng bước, từng bước, tiến lên thật chắc chắn bạn nhé. 

Tôi chúc bạn gặp nhiều may mắn. 


Chia sẻ: