PHÂN TÍCH SỰ NÂNG BẬC VÀ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 (TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC)

Ngày đăng 14/03/2023
113 Lượt xem

Khối 12: 

VĂN BẢN: Do chương trình được xây dựng theo tiến trình văn học: các lớp đầu tiên ở mỗi cấp học sẽ được học VHDG, VHTĐ nhiều hơn

+ VHDG sẽ được dạy ở các cấp học tiểu học (Các bài VÈ), cấp 2 (lớp 6, 7: truyền thuyết, ngụ ngôn, cổ tích…) cấp 3 (lớp 10: thần thoại (Chiến thắng Mtao-Mxây), chùm ca dao than thân...). 

+ VHTĐ sẽ được dạy ở cấp 2 (lớp 8: Chiếu dời đô - văn biền ngẫu;  /lớp 9: Chị em Thúy Kiều - thơ; Chuyện người con gái Nam Xương - tiểu thuyết chương hồi…) cấp 3 (lớp 11: Vào Phủ Chúa Trịnh - kí, Lớp 10: Tỏ lòng - thơ)

Chương trình văn 12 sẽ tập trung chú trọng vào VHHĐ là chủ yếu:

         + Văn xuôi: 

Kịch

+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt => Cảm nhận được bi kịch của 1 kiếp người → dẫn đến tiếng cười, thấy được kịch của LQV đặc sắc trên nhiều phương diện: kịch bản, kết hợp hiện đại + truyền thống...

+ Ông Giuocdanh mặc lễ phục (lớp 8) => Hiểu rõ tài năng của tác giả trong việc xây dựng một lớp kịch sinh động, khắc họa một tính cách nực cười

    

Truyện ngắn

+ Vợ nhặt => Hiểu tình cảnh của nhân vật trong truyện → cảm nhận khát khao về tổ ấm gia đình, niềm tin cuộc sống… Nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.

+ Chí Phèo (lớp 11) => Hiểu và phân tích nhân vật thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo. Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn

+ Làng (lớp 9) => cảm nhận tình yêu làng của nhân vật ông Hai → hiểu về lòng yêu nước của dân trong kháng chiến. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.

Văn chính luận

+ Tuyên ngôn độc lập  => Hiểu được vài nét về tác giả, quan điểm sáng tác, đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của HCM. Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của tác phẩm...

+ Thuế máu - Bản án chế độ thực dân Pháp (lớp 8) => Thấy được bộ mặt của thật của Pháp. Cảm nhận được nghệ thuật trong văn chính luận

+ Thơ: 

Lục bát: 

+ Việt Bắc => Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật trong thơ Tố Hữu là sự hoà quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc → Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Thấy rõ nội dung bài thơ được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đậm tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong mỗi tâm hồn người Việt.

+ Khi con tu hú (lớp 8) => cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, khát khao tự do…

 Tự do: 

+ Đất nước (Ng. Khoa Điềm) => Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước →  Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình - chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.

+ Đàn ghi ta của Lorca => Thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca →  Hiểu và cảm nhận mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.

+ Dọn về làng (Đọc thêm) 

+ Tiếng hát con tàu (Đọc thêm)

+ Đò lèn (Đọc thêm)

+ Bếp lửa (lớp 9) (Tự học có hướng dẫn)

+ Nhớ rừng (lớp 8) => Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của tác giả.

+ Vội vàng (lớp 11) => Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình về quan điểm thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu →  Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những cách sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

 

5 chữ: 

+ Sóng => Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu → Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, về xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.

+ Mùa xuân nho nhỏ (lớp 9) => Cảm nhận được cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời trong bài thơ. Phân tích được những đặc sắc trong hình ảnh, tứ thơ và giọng điệu của bài thơ. 

+ Sang thu (lớp 9) => Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.


Chia sẻ: