DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TRONG NHÀ TRƯỜNG CẤP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC (TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC)

Ngày đăng 12/03/2023
117 Lượt xem

1) Mục tiêu của dạy học TV - Hình thành, nâng cao nhận thức về ngôn ngữ TV. + Nội dung về ngữ âm: giúp HS hình thành, nâng cao kiến thức về chính tả, hình thức của từ. VD: Khi HS làm bài tập trong sgk giúp HS ghi nhớ được hình thức của từ -> Hạn chế viết sai chính tả, sai dấu thanh. + Nội dung về ngữ pháp: giúp HS hình thành, nâng cao kiến thức về hình vị, từ, câu… VD: Bài: Thực hành về sử dụng 1 số kiểu câu trong VB. (lớp 11, tập 1) —> giúp HS biết thêm về cách dùng các kiểu câu như: câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống. + Nội dung về ngữ nghĩa của câu: giúp HS hình thành, nâng cao kiến thức về việc sử dụng ngôn ngữ, ngữ nghĩa sao cho phù hợp với ngữ cảnh. VD: Bài Ngữ cảnh (lớp 11) giúp HS rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh. + Nội dung về ngữ dụng: giúp HS nhận thức được 2 thành phần nghĩa của câu ở nội dung phổ biến và dễ nhận thấy ở chúng → nghĩa sự việc & nghĩa tình thái VD: bài Nghĩa của câu (lớp 11, tập 2) + Nội dung về PCCN: giúp HS hình thành nâng cao kiến thức về các biện pháp tu từ. VD như các bài Phong cách chức năng (sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, khoa học, chính luận, hành chính - công vụ phân bố đều từ lớp 10 đến 12) => Cơ sở cho HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Rèn luyện, phát triển kĩ năng dùng TV ở các khía cạnh: đọc, nói, nghe, viết. Tức là gắn liền nó với chức năng ngôn ngữ - giao tiếp; tư duy; thẩm mỹ; công cụ của dạy và học. + Giao tiếp: Giúp gửi tới con người những thông điệp nhất định. VD: Hầu hết ở các đơn vị bài đều hướng tới việc hình thành các yếu tố phục vụ cho khả năng giao tiếp của HS trong quá trình HS tham gia phát biểu ý kiến -> Nắm được các quy tắc giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, tình cảm của mình. + Tư duy: Mọi từ, câu của ngôn ngữ đều biểu hiện khái niệm hay tư tưởng. Hoạt động tư duy của con người được tiến hành nhờ ngôn ngữ. VD: Mọi bài tập tiếng Việt đều kích thích khả năng tư duy của HS, thông qua việc giải bài tập, HS nắm vững được kiến thức TV và vận dụng nó vào đời sống. + Thẩm mỹ: không chỉ biết dùng ngôn ngữ mà còn dùng ngôn ngữ 1 cách sáng tạo trong quá trình nói, tạo lập VB. VD: Bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Lớp 11), giúp HS có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung đồng thời tạo ra những nét riêng trong lời nói cá nhân. + Công cụ của dạy và học: Không có ngôn ngữ thì giáo viên không thể giảng giải nội dung bài học và học sinh thì không thể tư duy và ghi chép để hiểu bài. - Bồi dưỡng, nâng cao tình cảm yêu mến, quý trọng TV. Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, xong cũng cần bồi dưỡng, nâng cao tình cảm yêu mến, quý trọng với Tiếng Việt cho HS để tránh nguy cơ làm biến dạng ngôn ngữ quốc gia. VD: Bài Giữ gìn sự trong sáng của TV (Lớp 12) giúp HS: nhận thức được trong sáng là một yêu cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Có ý thức và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi nói, khi viết. Rèn luyện các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt.


Chia sẻ: