“Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt” - Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Tài liệu tham khảo lĩnh vực giáo dục - Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng

Ngày đăng 04/05/2023
137 Lượt xem

Tác giả

Đề bài: “Kịch đòi hỏi những tình cảm mãnh liệt”.

Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến đó? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

Giải thích

Kịch: + Kịch là 1 hình thức nghệ thuật được xây dựng từ 1 câu chuyện có thể thực hoặc hư cấu.Trong vở kịch các nhân vật sẽ đối thoại quanh chủ đề chính của cốt chuyện để đi đến 1 giải pháp hay 1 kết luận nào đó mà người viết kịch đã đặt ra.

+ Tùy theo chủ đề chính của kịch, người ta chia ra :chính kịch,bi kịch,hài kịch...

+ Tùy vào hình thức thể hiện ta có :kịch nói,kịch múa,kịch thơ...

“những tình cảm mãnh liệt” : là những rung động sâu sắc, những suy nghĩ , tâm tư trong cõi sâu kín nhất của tâm hồn tác giả, để từ đó cảm xúc được bộc lộ, tuôn trào. Chính những xúc cảm và nỗi băn khoăn, trăn trở ấy đã được đi qua một tâm hồn nghệ sĩ để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật, những tác phẩm kịch có sức lay động mãnh liệt và sâu sắc nhất.

Ý kiến trên đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc trong một tác phẩm kịch. Đó là một trong những yêu cầu cơ bản và thiết yếu nhất để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa sâu sắc có khả năng chạm đến tâm hồn người đọc, người thưởng thức.

Lý giải.

Đánh giá

Ý kiến trên là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, đã mang đến cho chúng ta cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò của yếu tố tình cảm, cảm xúc trong một tác phẩm văn học.

Lý giải

Do đặc trưng của văn học là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua cách nhìn, cách cảm nhận về cuộc đời và con người của tác giả đối với vấn đề được nói đến trong tác phẩm nên người viết sẽ gửi lại trong tác phẩm của mình những tình cảm thực sự, là những rung động sâu sắc nhất từ sâu trong tâm hồn của người nghệ sĩ. Đó không chỉ là một câu chuyện hay là một góc nhìn thế giới mà hơn thế nữa, đó còn là tình cảm, là những trăn trở suy tư, là biết bao xúc cảm được nảy sinh từ một tâm hồn đang đạt đến những rung cảm mãnh liệt nhất.

Yếu tố tình cảm là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nếu thiếu đi nó, những gì được viết ra chỉ là những con chữ vô tri, không cảm xúc, không thể trở thành một “tác phẩm” đúng nghĩa. Vì thế, người viết phải truyền tải được cảm xúc của mình vào những con chữ, đó là cách mà người nghệ sĩ viết nên những xúc cảm nghệ thuật để mang đến cho người đọc sự chia sẻ, cảm thông, là sự rung động thực sự, không chỉ đơn giản là những chữ cái mà là nghệ thuật được rút ra từ cách cảm nhận thế giới của tác giả.

Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người nghệ sĩ là ở chữ “tâm”. Tức là, người làm công việc lao động sáng tạo nghệ thuật phải có một trái tim nhạy cảm, biết rung động, biết đồng cảm và sẻ chia. Đó phải là một người sống rất sâu vào tâm hồn mình để từ đó có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, những suy tư từ trong niềm cảm xúc tạo thành những triết lý sống ý nghĩa, giàu giá trị. Có những vấn đề tưởng chừng như đơn giản, có những khía cạnh nhỏ nhặt của đời sống hàng ngày nhưng dưới con mắt người nghệ sĩ sẽ đem đến cho chúng ta một lối suy nghĩ, một cách cảm nhận giàu tính nghệ thuật và đầy ý nghĩa.

Chứng minh

Chứng minh nhận định trên qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng):

Những yếu tố tình cảm đã được thể hiện rõ nét qua hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trong đoạn trích:

+ Vũ Như Tô coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn của cuộc đời mình ( vì đây là công trình nghệ thuật tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước) .Vì nó, ông sẵn sàng chấp thuận làm việc cho hôn quân bạo chúa; dù bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc; trị tội những thợ bỏ trốn.

Nếu Vũ Như Tô từ chối dựng Cửu Trùng Đài hoặc về sau biết rồi sợ hãi chạy trốn quân línhphản loạn thì cũng không thể tạo thành kịch.…

- Tình huống kịch, dữ dội căng thẳng:

+ Giọng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng - cứng cỏi, đau đớn.

+ Giọng Vũ Như Tô thì băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết; vừa khắc khoải và cuối cùng là đau đớn tột độ.

+ Giọng quân lính hỗn hào.

+ Giọng cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ

Âm vang kinh hoàng điên đảo của bạo loạn chốn cung đình, ngọn lửa oan nghiệt bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường...=> Một nỗi đau bi tráng.

Từ nhận thức đã có, đưa ra đánh giá về ý kiến của Goóc- ki về tính quyluật của nghệ thuật kịch.

- Xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn dữ dội, căng thẳng, nhiều khi không thể giải quyết được, riêng ở bi kịch, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.

Nhân vật chính trong kịch thường có say mê khát vọng lớn lao, hoặc có những sai lầm trong hành động, có những xúc cảm phong phú, mãnh liệt.

Kết thúc kịch có thể bi thảm hoặc hùng tráng, nhưng đều có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi những tình cảm tốt đẹp của mỗi người.

Mở rộng

Yêu cầu đối với người đọc

Yêu cầu đối với người nghệ sĩ.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem