Hình tượng cành mai xuân trong "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác thiền sư (Tài liệu tham khảo văn học)

Ngày đăng 01/04/2023
221 Lượt xem

Tác giả

Mời bạn đọc ghé thăm Thư viện sách Văn học, Lịch sử của Openworld.vn. Hiện đang có nhiều đầu sách giảm giá tốt nhất thị trường

 

 

1. Có một điều thú vị là, nhánh mai nở sớm nhất trong vườn thơ nước ta thời trung đại lại là một nhành mai nở nuộn. Đó là nhành mai nở nơi đầu sân nhà, giữa buổi sớm giá lạnh cuối xuân khi trăm hoa đã rụng hết rồi trong bài thơ Cáo tật thị chúng :

          Xuân khứ bách hoa lạc

          Xuân đáo bách hoa khai

          Sự trục nhãn tiền quá

          Lão tòng đầu thượng lai

          Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

          Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Ngô Tất Tố dịch thơ :

          Xuân ruổi, trăm hoa rụng

          Xuân tới, trăm hoa cười

          Trước mắt việc đi mãi

          Trên đầu già tới rồi

          Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

          Đêm qua sân trước một nhành mai

Đây là bài kệ của thiền sư Mãn Giác. Mãn Giác thiền sư (1052-1096), họ Lý tên Trường, pháp hiệu Hoài Tín trưởng lão, khi mất được ban thụy Mãn Giác. Ông là con của Trung thư viên ngoại lang Lý Hoài Tố, “người đi sứ nhà Tống năm 1073” (Nguyễn Q. Thắng, Từ điển tác gia Việt Nam, NXB Văn hóa-TT, 1999, tr.612). Thiền sư “đến hai mươi lăm tuổi mới xuất gia và trở thành một thiền sư được ngưỡng vọng. Vua Lí Nhân Tông rất mến trọng ông… phong cho ông chức Nhập nội đạo tràng để có thể dự bàn việc triều chính” (Ngữ văn 10, tập 1, Nâng cao, Nxb Giáo dục, 2006, tr.164). Sáng tác còn để lại của thiên sư là bài Cáo tật thị chúng thuộc thể loại kệ (một trong những thể loại đặc thù của văn học Phật giáo) viết theo thể cổ phong. Bài kệ còn này được làm vào cuối năm 1096, ban đầu vốn không có tên (một trong những đặc trưng của thể loại kệ là không có nhan đề), được chép lại trong sách Thiền uyển tập anh, nhan đề do người đời sau (Lê Quý Đôn) đặt


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem