Đặc điểm địa danh tỉnh Đăk Lăk (tài liệu tham khảo văn hóa Việt Nam)

Ngày đăng 27/03/2023
304 Lượt xem

Tác giả

Mời bạn đọc ghé thăm Thư viện sách Văn học, Lịch sử của Openworld.vn. Hiện đang có nhiều đầu sách giảm giá tốt nhất thị trường

 

 

Mỗi địa phương đều có những địa danh (tức tên đất, tên làng, tên sông, tên núi…) đặc trưng. Những địa danh ấy hàm chưa nhiều giá trị, phản ánh phần nào đặc trưng về tự nhiên, con người, lịch sử, văn hóa của địa phương mình.

Địa danh ở Đăk Lăk xét trên phương diện âm đọc, về cơ bản bao gồm hai bộ phận chính: Địa danh tiếng các dân tộc thiểu số và địa danh tiếng Việt (tức tiếng Kinh). Như nhiều tỉnh ở Tây Nguyên, ở Đăk Lăk, do đặc điểm lịch sử - xã hội đặc thù quy định, địa danh là tiếng các dân tộc thiểu số có sớm hơn, chiếm tỉ lệ nhiều hơn và đặc trưng hơn so với các địa danh là tiếng Kinh. Nhìn trên tổng thể, có thể thấy địa danh ở Đăk Lăk mang một số đặc điểm chính như sau:

2. Địa danh phản ánh đặc điểm tự nhiên Đăk Lăk

Giá trị phản ánh đặc điểm tự nhiên của Đăk Lăk chủ yếu thuộc về bộ phận địa danh chỉ địa hình tự nhiên. Đó là các địa danh phản ánh tên địa hình, địa vật như sông, núi, thác, hồ… ở Đăk Lăk, chẳng hạn như:

- Địa danh gọi theo tên núi đồi có Cư Prông, Cư Bông, Cư Hu, Cư Ni, Cư Êwi, Cư Suê, Cư Kuin, Cư Jút, Cư Mgar, Cư Yang Sin, Cư A Mung… (tiếng Êđê cư có nghĩa là núi),…

- Địa danh theo tên sông suối có Krông Năng, Krông Ana, Krông K’Nô, Krông Buk, Krông Pak, Krông Á, Krông Jing…; Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Ea Tlinh, Ea Tóh, Ea Tam, Ea Tân, Ea dáh, Ea Ral, Ea Hiao, Ea Sol, Ea Khăl, Ea Tir, Ea Nam, Ea Yông, Ea Hiu, Ea kênh, Ea Kly, Ea Knuêc, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Uy, Ea Yiêng,…; Đăk Lăk, Đăk Phơi, Đăk Nuê, Đăk Liêng, Đăk Rlắp (tiếng Êđê krông nghĩa là suối, con sông nhỏ; Ea nghĩa là sông nói chung; đăk là con sông lớn),…

- Địa danh theo tên thác, ao hồ có Lăk, Drai Sắp, Drai H’ling, Drai Bhăng…; Ya Rvê, Ya Jlơi, Ya Lốp, Ya Tờ Mốt (tiếng Êđê lăk có nghĩa là hồ, drai là thác; ya tiếng Giarai là nước, suối)…

3. Địa danh phản ánh tổ chức xã hội của người Đăk Lăk xưa

Giá trị phản ánh đặc điểm tổ chức xã hội của người Đăk Lăk xưa chủ yếu thuộc về bộ phận địa danh vùng và một số địa danh hành chính. Đó là những địa danh gắn liền với buôn, làng của các dân tộc ít người sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng ngày xưa còn được bảo lưu đến nay như: Buôn Ama Thuột (Buôn của cha thằng Thuột, một tù trưởng giàu có và uy tín nhất vùng), Buôn Đôn, Buôn Trấp, Buôn Krang, Buồn Tría, Buôn Triết (buôn trong tiếng Êđê cũng giống như làng trong tiếng Kinh, plei và kon trong tiếng Bana, bù trong tiếng Stiêng).

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem