Ba người phụ nữ khổ đau trong Truyện Kiều (Tài liệu tham khảo văn học Việt Nam)

Ngày đăng 31/03/2023
201 Lượt xem

Tác giả

Mời bạn đọc ghé thăm Thư viện sách Văn học, Lịch sử của Openworld.vn. Hiện đang có nhiều đầu sách giảm giá tốt nhất thị trường

 

 

1. Mở đầu

Trong bài tựa Truyện Kiều, Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ nhân viết : “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”(1). Thật vậy, gấp lại trang Kiều, ta không khỏi xót xa, thương cảm cho những bất hạnh, khổ đau mà con người ta, nhất là người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng. Viết Truyện Kiều, có lẽ thi hào Nguyễn Du xuất phát trước hết từ tấm lòng cảm thông, xót thương vô hạn của ông đối với “những đấng tài hoa” hồng nhan bạc mệnh, nói rộng ra là người phụ nữ trong cuộc đời với họ vốn nhiều ngang trái, bất công.

          Trong Truyện Kiều, trừ Đạm Tiên là người thiên cổ; trừ những sư vãi, đạo cô tu hành như Giác Duyên, Tam Hợp; trừ bọn Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hành là “phướng bán thịt” là “tay buôn người” cuối cùng phải chịu kết cục thảm hại; thì đa số những người phụ nữ còn lại hầu hết đều là những con người bất hạnh, đáng thương. Tiêu biểu hơn cả là bộ ba nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân và Hoạn Thư. Có một điều thú vị là ba người phụ nữ này lại liên quan khá mật thiết với nhau, gắn liền với tình yêu của nhân vật trung tâm (Thúy Vân là vợ người yêu đầu, Hoạn Thư là vợ của người yêu thứ hai của Kiều) và những khổ đau của họ ít nhiều có có nguyên nhân từ mối ràng buộc này. Mỗi người trong họ, ở những hoàn cảnh và số phận khác nhau và mang những nỗi đau không giống nhau, nhưng xét đến cùng, họ đều chung những bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem