Vây Và Diệt - Phân Tích Lịch Sử (Kỳ 6)

Ngày đăng 05/10/2023
118 Lượt xem

Tháng 12/1878, người Anh tuyên chiến với người Zulu, một bộ tộc chiến binh ở Nam Phi ngày nay. Cái cớ hời hợt bề ngoài là những rắc rối ở vùng biên giới giữa vương quốc Zululan và bang Natal của Anh; nhưng mục tiêu thật sự là tiêu diệt quân đội Zulu, lực lượng thổ dân cuối cùng còn sót lại đang đe dọa các lợi ích của Anh ở khu vực đó, và để sát nhập một liên bang do nước Anh cai trị. Chỉ huy quân Anh, trung tướng Lord Chelmsford, đã vạch kế hoạch xâm lược Zulu với ba phân đội, phân đội trung tâm tiến tới thủ phủ Ulundi, trung tâm của vương quốc. 

Có nhiều người Anh ở Natal bị khích động bởi viễn cảnh chiến tranh và những lợi ích tiềm tàng của việc đánh chiếm Zululand, nhưng không người nào xúc động bằng viên đại tá 48 tuổi Anthony William Durnford. Trong nhiều năm Durnford đã chuyển từ tiền đồn này sang tiền đồn khác, và cuối cùng đã tới Natal. Trong suốt những năm phục vụ quân đội, người ta chưa hề trông thấy Durnford hành động lần nào. Ông khao khát chứng tỏ lòng dũng cảm và tư cách chiến binh của mình, nhưng ông đã tới cái tuổi mà những giấc mơ trai trẻ không còn bao lâu nữa để hoàn thành. Lúc này, đột nhiên cuộc chiến tranh sắp diễn ra sẽ cho ông cơ hội. 

Nôn nóng gây ấn tượng, Durnford tình nguyện tổ chức một lực lượng tinh nhuệ gồm những binh sĩ thổ dân của Natal để cùng chiến đấu vì nước Anh. Đề nghị của ông được chấp nhận, nhưng khi quân Anh xâm lược Zululand vào đầu tháng 1/1879, ông nhận ra mình đã bị bỏ bên lề. Lord Chelmsford không tin tưởng ông, Lord Chelmsford cho rằng sự khao khát vinh quang khiến ông trở nên quá bốc đồng; còn nữa, với một ai đó chưa có kinh nghiệm chiến đấu, thì Durnford đã già rồi. Thế là Durnford và binh lính của ông đóng quân tại Rorke’s Drift phía tây Zululand, để giúp các vùng giáp giới với Natal. Durnford làm theo mệnh lệnh với tinh thần bổn phận nhưng lòng đầy cay đắng. 

Trong những ngày đầu tiên sau cuộc xâm lược, quân Anh không thể xác định được lực lượng Zulu chủ chốt, chỉ phát hiện ra những nhóm nhỏ ở đây đó. Họ trở nên chán nản. Ngày 21-1, Chelmsford đưa một nửa lực lượng phân đội trung tâm, đang đóng quân ở chân ngọn núi Isandlwana, tiến về hướng đông để tìm kiếm quân Zulu. Khi đã tìm ra đối thủ, ông sẽ điều số quân còn lại tiến lên- nhưng quân đội Zulu dùng chiến thuật lảng tránh và họ chực chờ tấn công doanh trại vào lúc ông đang ở xa, và binh sĩ ở Rorke’s Drift là lực lượng dự bị gần nhất. Cần phải chi viện cho Isandlwanna, ông ra lệnh cho Durnford đưa đại đội của ông ta tới đó. Với cấp bậc đại tá, Durnford lúc này là người chỉ huy cao cấp nhất ở doanh trại, nhưng Chelmsford không lo về các phẩm chất chỉ huy của ông mà lo vì trận đánh sắp tới là điều duy nhất trong tâm trí ông. 

Rạng sáng ngày 22/1, Durnfor nhận được những thông tin mà ông đã chờ đợi suốt đời mình. Hầu như không thể kềm nổi cơn xúc động, onn6 dẫn 400 quân của mình tiến về đông và tới Isdlwanna vào khoảng 10 giờ sáng. Khi khảo sát vùng đất này, ông hiểu vì sao Chelmsford đã đặt khu trại chính của ông ta ở đây: ở phía đông và phía nam là hàng dặm dài thảo nguyên- có thể nhìn thấy rõ sự tiếp cận của quân Zulu từ hướng đó. Ở phía bắc là Isandlwana, và bên ngoài là những cánh đồng cỏ của Nqutu. Phía này kém an toàn hơn chút ít, nhưng lính trinh sát đã được bố trí ở những điểm then chốt trên đồng cỏ và ở những con đèo qua núi; tấn công từ hướng đó gần như chắc chắn sẽ bị phát hiện ngay. 

Ngay sau khi tới nơi, Durnford nhận được báo cáo rằng một lực lượng Zulu có vẻ đông đã xuất hiện rải rác trên những đồng cỏ của Nqutu đang tiến quân về phía đông, có lẽ để tấn công quân đội của Chelmsford từ phía sau. Chelmsford đã để lại mệnh lệnh là phải duy trì 1.800 quân ở Isandlwana. Trong trường hợp bị tấn công, họ có đủ hỏa lực để đánh bại quân đội Zulu – miễn là họ giữ được sự tập trung và giữ các tuyến theo trật tự. Nhưng đối với Durndford, điều quan trọng hơn là tìm ra quân Zulu chủ lực. Binh lính Anh đã bắt đầu trở nên cáu kỉnh, họ không biết là kẻ thù mờ ảo này đang ở nơi nào. Quân Zulu không có kỵ binh, nhiều chiến binh chiến đấu bằng giáo; khi đã tìm ra nơi ẩn nấp của họ, phần việc còn lại có vẻ dễ dàng- sự vượt trội về vũ khí và tính kỷ luật của quân Anh sẽ thắng thế. Durndford nghĩ rằng Chelmsford quá cẩn thận. Với tư cách là sĩ quan cao cấp nhất ở trại, ông quyết định bất tuân thượng lệnh và dẫn 400 quân của mình tiến ra hướng đông bắc, tiến vào các cánh đồng cỏ của Nqutu để xem quân Zulu sắp làm gì. 

Khi Durnford tiến quân ra khỏi trại, một lính trinh sát nhìn thấy trên đồng cỏ Nqutu một vài người Zulu đang chăn gia súc cách đó khoảng vài dặm. Anh ta quất ngựa đuổi theo, nhưng những người Zulu biến mất. Khi cưỡi ngựa đến nơi họ đã biến mất, anh ta dừng ngựa lại vừa kịp lúc: Bên dưới chnâ anh ta là một khe sâu và rộng, hoàn toàn nằm khuất khỏi bề mặt của đồng cỏ, và đông nghẹt bên dưới khe sâu đó, là những chiến binh Zulu trong quân phục, mắt ánh lên vẻ dữ tợn là lùng. Trong thoáng giây, người lính Anh sửng sốt đến bất động, nhưng khi hàng trăm ngọn giáo đột nhiên phóng tới, anh ta quay ngựa bỏ chạy. Quân Zulu nhanh chóng lao ra khỏi khe sâu. 

Thoáng sau, những người lính trinh sát khác nìn thấy cảnh tượng khủng khiếp tương tự: Một hàng rộng quân Zulu phủ kín chân trời, với lực lượng khoảng 2 vạn quân. Ngay cả từ một khoảng cách xa, rõ ràng họ đang di động trong đội hình, mỗi đầu của đoàn quân tiếnvề phía trước với hình dáng trông như cặp sừng sắc nhọn. Quân trinh sát nhanh chóng báo tin về trại là quân Zulu đang tiến tới. Vào lúc Durnford nhận được tin, ông nhìn lên sướn núi bên trên và trông thấy một hàng quân Zulu đang đổ ào xuống dốc. Ông nhanh chóng tập hợp các tuyến để chiến đấu trong khi rút lui về trại. Quân Zulu hành binh với sự chính xác không thể tin nổi. Điều mà Durnfor không thể nhìn thấy là những chiến binh ở nhánh sừng bên trái đang di động qua lớp cỏ cao hướng về sau lưng doanh trại, để nối liền với nhánh sừng kia và hoàn tất vòng vây. 

Những chiến binh Zulu đối mặt với Durnford và binh lính của ông như mọc lên từ lòng đất, từ phía sau những hòn đá hay từ những lùm cỏ cao, họ ngày càng đông đảo. Một nhóm năm hay sáu người đột ngột tấn công, phóng giáo hay nổ súng, rồi lại biến mất trong đám cỏ. Bất cứ lúc nào quân Anh dừng lại để nạp đạn, quân Zulu lại tiến tới gần hơn, đôi khi có người tiến tới những tuyên quân của Durnford và hạ sát lính Anh bằng ngọn giáo Zulu sắc bén, tạo nên một âm thanh không thể chịu nổi khi nó đâm vào và rút ra khỏi thân thể lính Anh. 

Durnford cố đưa được binh lính của ông vào trại. Quân Anh đã bị vây chặt, nhưng họ thắt chặt hàng ngũ và bắn ra những phát súng với hy vọng sống sót, họ giết chết nhiều chiến binh Zulu và giữ cho quân Zulu ở mé ngoài chiến lũy. NMhư Durnford đã dự đoán, vũ khí hơn hẳn của họ đã tạo nên sự khác biệt. Ông nhìn quanh; trận chiến đã lâm vào bế tắc nhưng binh lính của ông phản công một cách tương đối tự tin. Tuy vậy, ở mức gần như không thể nhận ra, Durnfor chú ý tới sự chùng xuống trong ngọn lửa chiến đấu của quân Anh. Những người lính đang cạn dần đạn dược, và khi họ tháo băng đạn để nạp đạn, quân Zulu lại xiết chặt thêm vòng vây, và một làn sóng sợ hãi tràn qua những người lính khi đây đó lại có một người bị ngọn giáo Zulu đâm xuyên qua người. Quân Zulu chiến đấu với một tinh thần uy bạo mà quân Anh chưa bao giờ nhìn thấy; họ lao mình lên phía trước như thể đạn không thể làm hại được họ, trông họ như những chiến binh được thần thánh khai sinh. 

Đột nhiên, nhận ra bước ngoặt của cuộc chiến, quân Zulu bắt đầu chĩa giáo tựa vào khiên và hét to tiếng hét xung trận: “Usuthu”. Đó là một âm thanh rền rĩ kinh hoàng. Ở đầu hướng bắc của doanh trại, một nhóm lính Anh bỏ chạy- kinh hoàng vì cảnh tượng và tiếng thét của quân Zulu và quân Zulu tràn qua khoảng trống đó. Như thể một tín hiệu, những chiến binh trong vòng tròn giữa hai chiếc sừng hướng mũi giáo về quân Anh, hạ sát nhiều người và phá vỡ các tuyến phòng ngự. Không biết từ đâu, một lực lượng Zulu dự bị lao về phía trước, tản rộng theo hình nan quạt quanh vòng tròn và nhân đôi sức mạnh nghiền nát của nó. Durnfor cố duy trì trật tự, nhưng đã muộn: Trong vòng vài giây sự kinh hoàng lan tỏa và lúc này hồn ai nấy giữ. 

Durnfor chạy tới một chỗ trống ở vòng vây và cố giữ nó mở rộng để số binh sĩ còn lại của ông có thể rút lui về Rorke’s Drift. Vài phút sau ông bị đâm chết. Chẳng bao lâu, sau trận đánh ở Isandwana kết thúc. Khoảng vài trăm người chạythoát được qua chỗ trống, nơi mà Durnford đã chịu chết với ý nghĩa là để bảo toàn cho những số phận binh sĩ còn lại; nhưng rốt cuộc trên bốn trăm người đã bị giết chết. 

Sau thất bại thê thảm đó, các lực lượng anh nhanh chóng rút lui khỏi Zululand. Vài tháng sau trận thua ở Isandwana, quân anh đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn hơn và cuối cùng đã đánh bại quân Zulu. Nhưng bài học ở Isandwana vẫn còn nóng hổi. Người Zulu với chiến tích của mình đã tát vào mặt quân anh kiêu ngạo một cái tát không thể quên trong lịch sử. 

Phân tích: Vài tháng sau trận thua ở Isandlwana, quân Anh đã tiến hành một cuộc xâm lược lớn hơn và cuối cùng đã đánh bại quân Zulu. Nhưng bài học ở Isandlwana vẫn còn nóng hổi, đặc biệt khi xét đến sự không nhất quán khó tin về mặt kỹ thuật. 

Cách chiến đấu của người Zulu đã được hoàn thiện từ đầu thế kỷ 19 bởi vua Shaka Zulu. Trước thập niên 1820 ông đã biến cái từng là một bộ tộc tương đối nhỏ yếu thành lực lượng chiến đấu hùng mạnh nhất trong khu vực. Shaka đã phát minh ra loại giáo Zulu nặng, mũi rộng, loại gióa assegai, có tính tàn phá rất cao trong chiến tranh. Ông đặt ra một kỷ luật khắt khe, huấn luyện quân Zulu tấn công và bao vây kẻ thù với một độ chính xác cực kỳ cao. Vòng tròn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong văn hóa của người Zulu – một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, một motíp trong các tác phẩm nghệ thuật và là đội hình tiến hành chiến tran của họ. Người Zulu không thể chiến đấu trong khoảng thời gian chiến tranh kéo dài vì nền văn hóa của họ đòi hỏi những nghi lễ thanh tẩy kéo dài sau khi tắm máu quân thù trong chiến trận. Trong thời gian hành lễ, họ hoàn toàn dễ bị tổn thương nếu bị tấn công – không người Zulu nào có thể chiến đấu trở lại, hay thậm chí sống với bộ lạc của mình, cho tới khi anh ta được thanh tẩy. Việc duy trì quân đội to lớn của Zulu trên chiến địa cũng rất tốn phí. Một khi đã vận hành, quân đội Zulu không chỉ phải đánh bại các kẻ thù của nó trong chiến trận, mà còn phải tiêu diệt cho tới kẻ cuối cùng để loại trừ khả năng xảy ra một cuộc phản công trong thời gian thanh tẩy dễ bị tổn thương và cho phép một cuộc giải trừ quân đội nhanh chóng. Bao vây là phương pháp của người Zulu để đạt được kiểu chiến thắng  này. 

Trước mỗi trận đánh, quân Zulu sẽ trinh sát địa hình để tìm nơi ẩn. Khi người ta nhìn các đồng cỏ và thảo nguyên ở Nam Phi, có vẻ như chúng mở rộng ra trước tầm nhìn, nhưng thông thường chúng che giấu những khe sâu và đường rãnh không thể phát hiện ra từ bất kỳ khoảng cách nào. Ngay khi đã tới gần, những bụi cỏ và tảng đá cũng làm thành những vật che đậy rất hoàn hảo. Quân Zulu thường tiến nhanh tới những nơi ẩn nấp, chân của họ đã cứng như da thuộc sau nhiều năm chạy trên đồng cỏ. Và họ cử những nhóm trinh sát tản ra, thu hút sự chú ý để che giấu sự di động của các lực lượng chính.  

Khi đã lao ra khỏi nơi ẩn nấp và tiến vào chiến địa quân Zulu hình thành cái mà họ gọi là “cặp sừng, lồng ngực và thắt lưng”. Lồng ngực là trung tâm của hàng quân, chặn giữ và thọc qua lực lượng kẻ thù. Trong lúc đó, cặp sừng từ hai phía sẽ bao vây nó lại, di động vào từ hai cánh và phía sau. Thường là mũi của một nhánh sừng vẫn nằm ẩn sâu sau lớp cỏ cao hay tảng đá; khi xuất hiện để hoàn tất vòng vây nó cũng đồng thời tạo nên một cú sốc tâm lý tồi tệ cho kẻ thù. Thắt lưng là lực lượng dự bị được giữ lại để tung ra đòn kết liễu. Những người này thực sự thường đứng quay lưng vào chiến địa, để không trở nên quá kích động và lao vào trước thời điểm đúng lúc. 

Nhiều năm sau trận Isandlwana, một ủy ban điều tra đã đổ trách nhiệm của thảm họa này lên Durnford, nhưng thật ra đó không phải là lỗi của ông. Đúng là quân Anh đã để cho mình bị vây hãm, nhưng họ đã cố hình thành được những tuyến phòng thủ trật tự và nghiêm chỉnh và chống trả một cách anh dũng, hữu hiệu. Cái đã hủy diệt họ cũng là cái đã hủy diệt mọi đối thủ của người Zulu: Sự kinh hoàng tạo nên bởi sự chính xác của những di động của họ, cảm giác bị vây hãm trong một không gian chật hẹp, cảnh tượng thỉnh thoảng lại có một đồng đội bị chiếc giáo Zulu khủng khiếp xuyên thủng qua người, những tiếng thét xung trận, những cơn mưa giáo trút xuống vào thời điểm suy yếu nhất, cảnh tượng như ác mộng vì có một lực lượng dự bị đột nhiên nối vào vòng vây. Dù có mọi vượt trội về vũ khí, quân Anh vẫn sụp đổ dưới áp lực tâm lý đã được trù tính này. 

Loài người là một tạo vật cực kỳ thông minh: Trong tai họa hay thất bại, chúng ta thường tìm cách thích nghi, để xoay chuyển tình thế. Chúng ta tìm bất kỳ chỗ trống nào và thường là tìm được nó; chúng ta tiếp tục hy vọng, toan tính và mong muốn. Lịch sử đầy những câu chuyện về những sự điều chỉnh và hoán vị đầy kịch tính, ngoại trừ một điều: Sự bao vây. Dù về mặt vật chất hay tâm lý, đây là ngoại lệ thật sự đối với khả năng xoay chuyển tình thế. 

Khi được thực hiện một cách đúng đắn, chiến lược này không tạo ra một khoảng trống, một hy vọng nào để đối thủ của bạn khai thác. Họ bị bao vây, và vòng vây đang thắt chặt. Trong không gian trừu tượng của xã hội và trong mọi cuộc chiến, sự bao vây có thể là bất kỳ thủ đoạn nào đem đến cho đối thủ cảm giác bị tấn công từ mọi phía, bị dồn vào chân tường và hoàn toàn vô vọng không còn cách phản công. Cảm thấy bị vây bủa, năng lực ý chí của họ sẽ suy yếu. Giống như quân Zulu, hãy giữ lại một lực lượng dự bị, những thắt lưng để hành động kết hợp với cặp sừng của bạn – tấn công quân thù với những lực lượng này khi bạn nhận ra sự yếu kém của chúng đang lớn dần. Hãy để tình thế tuyệt vọng của chúng bủa vây tâm trí chúng. 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem