Vấn đề sử dụng bạo lực trong giáo dục con trẻ

Ngày đăng 28/01/2024
44 Lượt xem

Tác giả

Phương thức giáo dục bạo lực: tên như ý nghĩa, đó là phụ huynh dùng hành động bạo lực để giáo dục con cái mình. Hành động bạo lực đó có thể là đánh, mắng, phạt,.... nhằm cho con mình nhận ra lỗi sai của mình.

Không thể không nói, phương thức giáo dục này có hiệu quả rất nhanh. Không ai bị đánh rồi mà còn làm lại đúng không?

Nhưng phương thức giáo dục này có thật sự hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ?

Chúng ta đã biết, chỉ khi con trẻ nhận ra lỗi sai của mình, chúng mới ghi nhớ và không phạm vào sai lầm như vậy nữa nhưng việc dùng bạo lực để giáo dục lại không khiến đứa trẻ ghi nhớ lỗi lầm của mình. Tất nhiên, khi bị đánh hay bị chửi, lũ trẻ sẽ ngoan ngoãn nhận lầm nhưng chỉ là lúc đó mà thôi.

Trẻ con vốn rất cứng đầu, chung sẽ không vì một trận đòn mà thay đổi bản tính của mình, bởi vì chúng không nhận thức được những điều bản thân làm là sai, trong nhận thức của chúng, bản thân không làm điều này chỉ vì không muốn bị đánh mà thôi. Nhưng một ngày nào đó trong tương lai, khi đứa trẻ đã trai sạn với đòn roi rồi, nó sẽ không nghe theo lời bố mẹ nữa.

Phương thức bạo lực cho tác dụng rất nhanh, thậm chí là gần như ngay tức khắc nhưng tác dụng đó không được lâu dài, và khi tác dụng của nó không còn nữa, đứa trẻ sẽ gây ra nhưng chuyện quá đáng hơn, hậu quả sẽ nặng nề hơn.

Loại phương thức này giống như người bị mất ngủ uống thuốc ngủ vậy. Thuốc ngủ sẽ giúp chúng ta ngủ được nhưng càng về sau, tác dụng của thuốc sẽ ngày càng yếu hơn, và một lúc nào đó, thuốc sẽ không còn tác dụng nữa, người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn mất ngủ kéo dài hơn, nghiêm trọng hơn.

Sự nghiêm trọng của phương thức giáo dục bạo lực còn khủng khiếp hơn bởi vì:

Khi bị bạo lực quá nhiều về hành động, lời nói hoặc cả hai, điều này sẽ khiến đứng trẻ bị ám ảnh về tâm lý, dẫn đến các bệnh về tâm lý như trầm cảm, các bệnh về thần kinh,....

Đây chẳng khác nào đang hủy hoại một đứa trẻ cả.

Vậy chúng ta có còn sử dụng phương pháp này nữa hay không?

Tất nhiên, một bộ phận người vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp giáo dục này vì một quan câu thành ngữ đã ngấm vào máu của chúng ta

“Thương cho voi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”

Với tư tưởng đó, một số bậc phụ huynh vẫn sử dụng phương pháp giáo dục bạo lực với quan điểm đây đều là muốn tốt cho con.

Vậy chúng ta phải làm sao để chấm dứt quan điểm giáo dục này?

Chúng ta phải thừa nhận rằng, qua rất nhiều năm, quan điểm dáo dục này đã ăn sâu vào xã hội, không thể loại bỏ quan điểm này trong một sớm một chiều được.

Để loại bỏ tư tưởng này, bố mẹ trước hết phải khống chế cảm xúc của mình, không mất kiểm soát khi tức giận. Đây là điều quan trọng nhất cũng là điều khó khăn nhất, cần bố mẹ không ngừng cô gắng trong một thời gian dài.

Khi đã khống chế được cảm xúc của mình rồi, bố mẹ sẽ bắt đầu tập giải quyết các thói hư tật xấu của con bằng phương pháp giáo dục mềm mỏng hơn, như là: nói cho con biết làm như thế nào là đúng, điều nào không được làm, điều nào được làm, dạy cho con các kỹ năng sống để con tránh đi những sai lầm hay có kỹ năng giải quyết các tình huống hàng ngày.....

Tất nhiên khi các con phạm lỗi và vẫn cứng đầu thi bố mẹ vẫn phải phạt. Nhưng thay vì la mắng hay đánh đập con mình, bố mẹ có thể sử dụng cách phạt khác như cấm túc con, không cho con chơi những trò chơi nó yêu thích, không cho ăn đồ ăn vặt, cấm dùng điện thoại, ti vi,... làm như vậy, đứa trẻ sẽ ghi nhớ và không tái phạm lỗi lầm mình từng mắc nữa. Nhất là việc không cho con chơi điện thoại hay xem tu vi, điều này vừa giúp bảo vệ mắt của con, để con giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, để đứa trẻ trở nên hiếu động hơn và đảm bảo sức khỏe hơn.

Cuối cùng, khi đã làm tốt những điều trên, bố mẹ cần để con nhìn nhận thẳng về lỗi lầm của mình, giải thích để chúng có thể hiểu rõ bản thân sai ở đâu, sai như thế nào và làm thế nào để khắc phục lỗi sai của mình. Điều này được thể hiện ở những việc rất nhỏ như xin lỗi khi làm sai, giúp khắc phục, dọn dẹp những đồ vật khi làm vỡ,....

Chỉ cần bố mẹ làm được những điều này, con trẻ sẽ có sự phát triển toàn diện về nhận thức và tư duy, nhận thức đầy đủ về những việc nên làm, những việc không nên làm và cách sửa chữa khi phạm sai lâm.

Điều này sẽ giúp đứa trẻ ghi nhớ lâu hơn về những sai lầm của mình, để chúng không tái phạm sai lầm sau này.

Nhưng, việc này sẽ rất khó khăn. Muốn con trẻ thay đổi, chúng ta phải là người thay đổi trước tiên vì người lớn là tấm gương của con trẻ, khi chúng ta đã làm gương tốt rồi, con trẻ chắc chắn sẽ noi theo và làm điều đúng đắn.

 Sử dụng bạo lực để giáo dục đã không còn phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay vì vậy chúng ta cần thay đổi bản thân để có phương pháp giáo dục con trẻ đúng đắn, để con trẻ có một tương lai tương sáng hơn và nhiều thành công hơn.

 

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem