Trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con

Ngày đăng 27/02/2024
117 Lượt xem

Tác giả

Trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái là gì?”

Đây là câu hỏi rất nhiều người đã hỏi tôi. Trách nhiệm của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái là gì? Vì sao cha mẹ lại phải có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái? Làm sao để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái?... vân vân và mây mây với rất nhiều câu hỏi.

Khi nghe những câu hỏi này, tôi chỉ cười và trả lời

Trách nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con cái đó là: “Cha mẹ có trách nhiệm là người mở đầu trong việc giáo dục con cái, đồng thời cũng là người có trách nhiệm xiên suốt trong việc giáo dục con, họ có trách nhiệm hết sức quan trọng trong việc định hướng, đặt nên tảng cho việc giáo dục con, không ngừng giáo dục, xây dựng con người của con, đồng thời cũng là những người có quan trọng ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nền giáo dục khác của con sau này”

Vì sao cha mẹ lại có trách nhiệm giáo dục con, đơn giản là vì họ là cha mẹ con các con mà thôi, đây là thiên chức, là trách nhiệm của bất kỳ bậc làm cha mẹ nào.

Vậy làm sao để cha mẹ thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái? Câu hỏi này rất khó để trả lời bởi vì mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ, mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, nhưng tiêu chuẩn chung nhất chính là đánh giá từ việc suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, tính cách, hành động của con để đánh giá việc cha mẹ có làm tốt trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con hay không.

Như chúng ta đã biết, việc giáo dục con không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, mà còn là trách nhiệm của những người thân trong gia đình, thầy cô,... nhưng theo tôi, trong việc giáo dục con cái, trách nhiệm của cha mẹ là lớn nhất bởi vì:

Những người thân trong gia đình không phải lúc nào cũng ở bên con, giáo dục cho con khi con cần. Nhưng cha mẹ thì khác, họ luôn có thể ở cạnh con, luôn có thể giúp con giải đáp các nghi vấn, giáo dục con trong cuộc sống hằng ngày đồng thời nhận biết con khi con làm sai từ đó uốn nắn con một cách kịp thời.

Thầy cô càng không có thời gian ở cạnh con, một thầy cô cấp một chỉ ở cạnh con 5 năm, thầy cô cấp 2, cấp 3 hay đại học thì càng không cần phải nói. Các thầy cô không chỉ chịu trách nhiệm trong việc giáo dục một đứa trẻ mà phải chịu trách nhiệm giáo dục của cả một lớp học với vài chục đúng trẻ trong lớp đó. Đồng thời, việc giáo dục của thầy cô chỉ thiên về giáo dục kiến thức, hoặc giáo dục con về một số đạo đức lớn trong xã hội, nó đại trà và không chuyên sâu. Cha mẹ thì khác, cha mẹ sẽ ở cạnh con rất lâu, bởi vậy cha mẹ sẽ có nhiều thời gian giáo dục con hơn, nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và có thể kịp thời giải đáp các thắc mắc của con. Đồng thời, cha mẹ có thể giáo dục con không chỉ về kiến thức mà còn về cách sống, định hướng cho con về suy nghĩ và nhận thức, truyền đạt cho con những quan điểm sống, quan điểm đạo đức cho phù hợp. Mặt khác, cha mẹ có thể giảng giải kỹ càng cho con, các kiến thức không còn đại trà nữa mà có thể đi vào trọng tâm, trọng điểm từ đó, con có thể dễ dàng ghi nhớ, hấp thu và áp dụng những thứ mình học được tốt hơn.

Đây chỉ là một số ví dụ để thể hiện tránh nhiệm của cha mẹ trong việc giáo dục con mà thôi, trách nhiệm của cha mẹ con lớn hơn như vậy rất rất nhiều.

Chúng ta hay tưởng tượng, đứa trẻ sinh ra là một tờ giấy trắng, để con có thể phát triển tốt, tờ giấy đó phải được viết lên những điều tốt đẹp, và cha mẹ chính là những người có trách nhiệm viết lên những dòng chữ đầu tiên trên tờ giấy đó, bằng sự giáo dục của mình.

Những điều cha mẹ giáo dục con trong những ngày con còn nhỏ, đây là tiền đề hết sức quan trọng để con có thể phát triển trong tương lai, bởi vì vậy trách nhiệm của cha mẹ là rất lớn, họ phải và chắc chắn phải giáo dục con một cách đúng đắn, dạy con những thói quen tốt, những quan điểm sống tốt, chỉ có như vậy con mới có thể phát triển toàn diện và đầy đủ được.

Trách nhiệm giáo dục con của cha mẹ là trách nhiệm hết sức thiêng liêng và quan trọng, đây là tiền để cũng là giá trị xuyên suốt cho sự phát triển của con, đồng thời sẽ định hình tính cách, suy nghĩ, nhận thức của con trong tương lai, bởi vậy cha mẹ nhất định phải nhận thức rõ tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục con.

Chính vì có sự quan trọng như vậy nên cha mẹ phải không ngừng nâng cao bản thân, học hỏi kinh nghiệm, quan sát và tìm hiểu về con để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình, tránh cho việc bỏ bê trách nhiệm dẫn đến việc giáo dục con không đạt kết quả như mong muốn, khiến nhận thức, suy nghĩ, hành động của con bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, dần dần hư hỏng và làm mất đi sự ngoan ngoãn của mình.

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem