TÀI LIỆU VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRANH TỤNG (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN)

Ngày đăng 30/12/2022
244 Lượt xem

Tác giả

 

 

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG MÔ HÌNH TỐ TỤNG TRANH TỤNG

MỞ ĐẦU

Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, có vai trò quan trọng, góp phần to lớn vào việc giữ gìn bảo đảm công lý và pháp luật, đem lại niềm tin cho người dân đối với Nhà nước và chế độ xã hội. Một trong những vị trí đặc biệt của Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp xuất phát từ việc bảo đảm quyền quan trọng của bị can, bị cáo và có thẩm quyền coi một người là có tội và phải chịu hình phạt. Tố tụng tranh tụng là mô hình xét xử được sử dụng nhiều ở nhiều nước phát triển, trong mô hình này các bên trong vụ án sẽ lựa chọn phạm vi những vấn đề đưa ra cho Thẩm phán xem xét, quyết định. Với vai trò tư pháp của mình Tòa án đóng vai trò quan trọng trong mô hình xét xử này.

NỘI DUNG

I. Khái quát những vấn đề lý luận chung

1. Khái quát chung về Tòa án

1.1. Định nghĩa

Theo Điều 102 Hiến pháp năm 2013:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định bản chất nhân dân của Tòa án nước ta thông qua tên gọi và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Tuy nhiên, khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có quy định mới về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân. Khoản 2 Điều 102 quy định khái quát, theo nguyên tắc mở về hệ thống Tòa án nhân dân. Ngoài Tòa án nhân dân tối cao, Hiến pháp năm 2013 không liệt kê cụ thể các Tòa án khác, mà giao cho luật định. Điều này bảo đảm tính khái quát, ổn định lâu dài của Hiến pháp và tính linh hoạt của luật phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời khác nhau. Hiến pháp năm 2013 không quy định về Tòa án đặc biệt để phù hợp với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu bảo vệ quyền con người, hội nhập quốc tế hiện nay, đồng thời bỏ quy định về tổ chức hòa giải ở cơ sở. Bởi vì, dù việc thành lập các tổ chức ở cơ sở để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân là cần thiết, nhưng lại không thuộc chức năng tư pháp của Tòa án nhân dân, không thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và không cần thiết ở mức hiến định.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ

1.2.1. Chức năng

Tòa án nhân dân- đại diện của quyền lực tư pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội như xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính...Vì vậy, cách thức tổ chức và hoạt động khác với cơ quan lập pháp và hành pháp. Nói cách khác, so với hai cơ quan nói trên, “Tòa án nhân dân “thụ động” hơn, phải “chờ” có việc thì mới xét xử”. Nó đóng vai trò chủ yếu là một bộ máy “quyền lực” chứ không sản sinh ra “công lực” mới, nó thực hiện việc áp dụng pháp luật, đưa việc thực hiện quyền lực tư pháp vào cuộc sống. Bởi vì thông qua quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội. Đây không phải là phương tiện duy nhất nhưng là phương tiện chủ yếu trong việc giải quyết các trường hợp xung đột giữa các quan hệ pháp luật. Như vậy, có thể thấy rằng xét xử là thẩm quyền duy nhất được giao cho Tòa án nhân dân hay nói cách khác thì đây chính là chức năng của Tòa án nhân dân . Đặc biệt, nó khác với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác. Hiện nay, hệ thống Tòa án nhân dân nước ta bao gồm: (i) Tòa án nhân dân tối cao; (ii) Tòa án nhân dân cấp cao; (iii) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (iv) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và (v) Tòa án quân sự.

1.2.2. Nhiệm vụ

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật”; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Tòa án nhân dân với hoạt động xét xử của mình góp phần bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, thống nhất và nguyên tắc pháp chế XHCN được tôn trọng... Mọi hành vi xâm phạm  lợi ích về quyền làm chủ và tài sản của công dân, của nhà nước, của tập thể phải được tòa án nhân dân xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm là xử oan người vô tội... Hơn nữa, điều quan trọng là thông qua việc xét xử nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật thi Tòa án nhân dân góp phần giáo dục và răn đe công dân phải luôn tôn trọng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

 

 

2. Khái quát chung về mô hình tố tụng tranh tụng

2.1. Định nghĩa

Tố tụng tranh tụng là mô hình tố tụng ở những quốc gia theo truyền thống thông luật, như: Anh, Mỹ, Úc, … Mô hình này dựa trên nguyên tắc “các bên trình bày”. Điều đó có nghĩa là, hai bên trong vụ án hình sự và dân sự sẽ quyết định phạm vi những vấn đề đưa ra cho Thẩm phán xem xét, quyết định. Thẩm phán chỉ thực hiện việc xét xử, đóng vai trò là người trọng tài trung lập xem xét các vấn đề các bên trình bày. Theo đó, hai bên trong vụ án có trách nhiệm đưa ra các nhân chứng, chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của họ. Thẩm phán phải bảo đảm cho hai bên thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong việc làm sáng tỏ vụ án.

2.2. Đặc điểm

Thứ nhất, tố tụng tranh tụng cho rằng, sự thật sẽ được mở ra thông qua sự tranh luận (cuộc tranh đấu) tự do và cởi mở giữa hai bên (một bên là Nhà nước và bên kia là người bị buộc tội) có các dữ kiện chính xác về vụ việc. Tố tụng tranh tụng đề cao luật hình thức (thủ tục tố tụng) hơn luật nội dung (hay nói cách khác là trọng chứng hơn trọng cung). Thủ tục tố tụng tại phiên tòa được thực hiện công khai, bằng miệng và tuân thủ triệt để nguyên tắc tranh tụng. Mọi chứng cứ viết (như biên bản của cảnh sát tư pháp) đều không được công nhận là chứng cứ. Bên buộc tội và bên bào chữa tham gia phiên tòa với tư cách là hai đối thủ có trách nhiệm chứng minh về sự có tội hay vô tội của bị cáo. Mỗi bên đều bình đẳng với nhau trong việc sử dụng pháp luật (đặc biệt là các quy tắc tố tụng và các quyền năng tố tụng) để có thể đạt được ưu thế của mình trước bên đối phương.

Thứ hai, tố tụng tranh tụng không có giai đoạn điều tra, mọi chứng cứ hoàn toàn do các bên tự thu thập và chỉ được đưa ra tranh luận tại phiên xét xử. Bên buộc tội và bên bào chữa sử dụng quyền kiểm tra chéo đối với người làm chứng để xác định tính trung thực hay sự thiên vị trong các lời khai của họ (chỉ ra cái mà người làm chứng biết thực chứ không phải cái mà họ nghĩ rằng họ biết). Vì vậy, ngay cả các sự việc diễn ra tại phiên tòa cũng có thể được các bên dùng làm chứng cứ chống lại nhau. Mỗi bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng như những người làm chứng, giám định viên, ... thậm chí có quyền ngắt lời bên kia để phản bác.         

Thứ ba, tố tụng tranh tụng quan tâm đặc biệt đến lợi ích của các bên và đặt lợi ích của xã hội xuống hàng thứ yếu; quyền lực được chia sẻ cho cả công tố viên, luật sư và Thẩm phán. Trách nhiệm chứng minh được phân đều cho hai bên buộc tội và bào chữa. Tại phiên tòa, Công tố viên đại diện cho Nhà nước chỉ đóng vai trò của một chủ thể thuộc bên buộc tội để thực hiện chức năng buộc tội đối với bị cáo (chứng minh tội phạm của bị cáo và những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra cho xã hội). Luật sư bào chữa tranh luận về sự vô tội hay giảm nhẹ tội để bảo vệ thân chủ của mình về mặt pháp lý. Toà án (Thẩm phán) chỉ đóng vai trò là người trọng tài có trách nhiệm bảo đảm để các bên tuân thủ các quy tắc tố tụng. Trên cơ sở các chứng cứ đã được các bên đưa ra xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, Thẩm phán đưa ra phán quyết về vụ án (mà không có trách nhiệm tìm ra sự thật, không có quyền được biết về các chứng cứ của vụ án trước khi mở phiên tòa).

Thứ tư, tại phiên tòa, các bên có thể sử dụng tất cả các phương tiện, phương pháp mà pháp luật cho phép để tranh tụng với nhau. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện cụ thể nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố (thời điểm tranh tụng, từng vụ án cụ thể, sở trường, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, ... của mỗi chủ thể). Phương tiện tranh tụng mà các bên sử dụng trước hết là các chứng cứ, vật chứng được đưa ra xem xét tại phiên toà, các quy phạm pháp luật (hình sự, TTHS, dân sự, lao động, ...), các giải thích pháp luật, án lệ, phân tích, lập luận và phản bác quan điểm, kết luận của bên đối phương, đồng thời đề nghị Toà án chấp nhận quan điểm của mình về hướng giải quyết các vấn đề trong vụ án.

2.3. Khái quát về mô hình tố tụng tranh tụng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, về khái quát chung thì mô hình tố tụng tranh tụng được áp dụng có nhiều điểm tương đồng đối với mô hình tố tụng tranh tụng trên thế giới. Tuy nhiên vì mô hình của Việt Nam là mô hình pha trộn, có sự kết hợp giữa tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn nên vẫn có một số điểm khác biệt so với mô hình tố tụng tranh tụng trên thế giới như sau:

Quá trình tố tụng ở Việt Nam vẫn có giai đoạn điều tra. Đây là một trong các giai đoạn để tiến hành tố tụng. Theo đó, cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Trước khi tiến hành xét xử, Tòa án (Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân) vẫn được xem xét trước hồ sơ vụ án để nghiên cứu về vụ án, còn đối với mô hình tố tụng tranh tụng trên thế giới thì Tòa án (Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn) không được xem xét hồ sơ vụ án trước khi xét xử.       

II. Vai trò của Tòa án trong mô hình tố tụng tranh tụng

Trong mô hình tố tụng này, Tòa án có các vai trò sau:

Thứ nhất: trung tâm, điều hành phiên tòa:

Chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật thuộc về toà án. Với tư cách là trung tâm của cơ quan tư pháp, của hoạt động tố tụng, toà án có quyền và trách nhiệm bảo đảm cho các bên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.

Trong mô hình tố tụng tranh tụng thì sự tranh tụng giữa hai bên (bên buộc tội và bên bị buộc tội) đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra phán quyết của tòa. Mỗi bên có quyền đưa ra các chứng cứ có lợi cho mình (kể cả các chứng cứ mà không được cơ quan điều tra tìm thấy khi điều tra vụ án), gọi các nhân chứng riêng và phản biện lại các chứng cứ. Tuy nhiên, sự tranh tụng này không diễn ra một cách tự do mà phải được điều hành bởi thẩm phán dựa trên các quy định của pháp luật. Nếu không có sự điều hành của thẩm phán thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô tổ chức trong phiên tòa khiến cho kết quả xét xử không được như mong muốn. Thậm chí, nếu thiếu sự điều hành của Tòa án thì sẽ dẫn đến hai bên tranh tụng mất bình tĩnh, có ngôn từ xúc phạm lẫn nhau. Ngoài ra, sự tranh tụng phải được điều hành, sắp xếp theo một thứ tự đúng đắn, logic thì thẩm phán, bồi thẩm đoàn mới có thể thấu hiểu sự thật từ đó đưa ra phán quyết đúng đắn nhất. Điều hành các bên tranh luận thẩm vấn theo trình tự: Thẩm phán là người khai mạc phiên tòa, chỉ định các bên thực hiện các thủ tục cần thiết. Các bên sẽ lần lượt thực hiện tranh tụng khi có sự cho phép của thẩm phán. Trường hợp thực hiện tranh tụng, đưa ra lập luận, chứng cứ mà chưa có sự cho phép của tòa án được coi là vi phạm quy tắc tố tụng và thẩm phán có quyền yêu cầu người vi phạm ra khỏi phòng xét xử bới trong quá trình xét xử, chứng cứ là một yếu tố rất quan trọng để giúp thẩm phán và bồi thẩm đoàn nhìn ra sự thật và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tuy nhiên, không phải chứng cứ nào cũng được coi là có giá trị với vụ án do chứng cứ phải đáp ứng các điều kiện như được thu thập một cách hợp pháp, mang tính khách quan và có liên quan đến vụ án. Do đặc trưng của tố tụng tranh tụng nên khi bằng chứng được hai bên đưa lên tòa án thì đó cũng là lần đầu tòa án được tiếp xúc và xem xét bằng chung Vai trò của tòa án lúc này là quyết định xem bằng chứng có hợp lệ và được sử dụng trong quá trình tự anh tụng, phán quyết hay không. Các nguyên tắc về chứng cử được gọi là rules of evidence, được quy định tả chi tiết trong bộ luật tố tụng các nước, ở Mỹ thì nó thậm chí còn được tập hợp thành một văn bản pháp luật riêng.

Trong tố tụng tranh tụng thì có một điểm rất đặc biệt so với tố tụng thẩm vấn là Các bên tranh tụng có quyền tiến hành thản văn nhân chứng của mình và cả của bên đối lập trước tòa (Cross - examination). Trong tố tụng thẩm vấn thì chỉ có thẩm phán và hội thẩm là có quyền xét hỏi người khác. Việc xét hỏi này là nhằm để mỗi bên cùng cổ cho lập luận bên mình và tìm ra sơ hở để bác bỏ lập luận bên kia. Để đảm bảo cho việc thẩm vấn được diễn ra một cách có trật tự, không gây hại đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải có sự điều hành của Tòa án. Khi nhận thấy câu hỏi hoặc cung cách thẩm vấn vượt quá giới hạn thì thẩm phán có quyền yêu cầu không được là câu hỏi đó nữa hoặc là dừng lượt thẩm vấn [1]. Trong tố tụng thẩm vấn thì chỉ có thẩm phán và hội thẩm là có quyền xét hỏi người khác. Việc xét hỏi này là nhằm để Tôi bên cùng cô cho lập luận bên mình và tìm ra sơ hở để bác bỏ lập luận bên kia. Để đảm bảo cho việc hẳn vốn được diễn ra một cách có trật tự, không gây phương hại đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thảm vẫn thi hoạt động này cần có sự điều hành của thẩm phán. Khi nhận thấy câu hỏi hoặc cung cách tham vấn vượt quá giới hạn thì thẩm phán có quyền yêu cầu không được hỏi câu hỏi đó nữa hoặc thậm chí là dừng lượt thẩm vấn. Ngoài ra, thẩm phán cũng phải có hành vi nhắc nhở và yêu cầu ra khỏi phòng xử án nếu nhận thấy một người trong hai bên tham gia tranh tụng lạm dụng quyền phản đối dẫn đến làm gián đoạn phiên tòa một cách không cần thiết.

Thứ hai: đưa ra phán quyết

Trong giai đoạn xét xử, Tòa án đóng vai trò người phán quyết, quan sát sự tuân thủ quy tắc cuộc tranh tụng của hai bên. Việc đánh giá chứng cứ phụ thuộc vào các tiêu chí hợp lệ của chứng cứ, khuôn mẫu chứng cứ.

Đây được coi là vai trò quan trọng nhất của Tòa án dù ở bất mô hình tố tụng nào, ở bất kì thời kì nào bởi quyết định của tòa sẽ quyết định tài sản, sự tự do, danh dự, cuộc đời và thậm chí là cả sinh mạng của một con người. Trong mô hình tố tụng tranh tụng Tòa án sẽ phải đưa ra phán quyết dựa trên hoạt động tranh tụng tại tòa bởi tòa án sẽ không được biết rõ về tình tiết vụ án trước khi phiên tòa hai đầu ở phiên tòa xét xử, bồi thẩm đoàn sẽ phải đưa ra phản quyền răng bị cáo có một hay khỏe. Nếu bị các được tuyên tội thì phiên tòa tuyên án sẽ được tổ chức và thăm phần sẽ Quyết định hình phạt thả bị cáo phải chịu.

Như vậy, ta thấy với vai trò như đã nói ở trên thì trong mô hình tranh tụng vai trò của Tòa án trong xét xử được nâng cao hơn nhiều. Trong tố tụng xét hỏi, do được nghiên cứu hồ sơ trước nên phiên tòa nhiều khi được coi như là một buổi diễn mà thôi. Mô hình tố tụng tranh tụng giúp cho Tòa án giữ được tinh khách quan – một yêu cầu quan trọng trong xét xử - nhờ Tòa án không được nghiên cứu hồ sơ trước do đó nên khi xét xử sẽ hạn chế được việc áp đặt suy luận chủ quan của mình vào vụ việc. Ở phiên tòa xét xử, bồi thẩm đoàn sẽ phải đưa ra phán quyết rằng bị cáo có tội hay không. Nếu bị cáo được tuyển có tội thi phiên tòa tuyên án sẽ được tổ chức và thẩm phán sẽ quyết định hình phạt mà bị cáo phải chịu. Từ đó, ta thấy với vai trò như đã nói ở trên thị trong mô hình tố tụng tranh tụng Vai trò của tòa án trong xét xử được nâng cao hơn nhiều. Đây thực sự là một điều tiến bộ Trong mà các mô hình tòa án khác cần học tập, tiếp thu để hoàn thiện mình. Thực tế trong thời gian gần đây, các nước theo mô hình tố tụng xét hỏi như Việt Nam, Trung Quốc đã bổ sung yếu tố tranh tụng vào quá trình xét xử của mình.

 

 

KẾT LUẬN

Như vậy, qua bài làm trên phần nào đã làm rõ phần nào về vai trò của Tòa án trong mô hình tố tụng tranh tụng. Qua đó, ta có thể thấy được nếu Tòa án thể hiện đúng và đủ vai trò của mình thì mô hình tranh tụng sẽ là khâu đột phá trong hoạt động xét xử, chất lượng tranh tụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, chống oan sai và bảo vệ các quyền con người cơ bản của người bị buộc tội. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong xét xử và cũng được xuất hiện trong một loạt các quy định khác nhau của pháp luật hiện hành, với mục đích tăng cường tranh tụng trong tố tụng hình sự, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án.

 

 

 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Văn bản qui phạm pháp luật
  1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
  2. Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014
  1. Website:
  1. http://luatthienthanh.vn/to-tung-tranh-tung-nd,14478
  2. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-vai-tro-cua-toa-an-trong- bao-vequyen-con-nguoi-hot
  3. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhin-ra-nuoc-ngoai/to-tung-tranh-tung-va-        to-tung-xet-hoi
  4.      https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pages/nghien-cuu-trao doi.aspx?ItemID=9
  5.     https://tapchitoaan.vn/bai-viet/an-le/to-tung-tranh-tung-va-to-tung-xet-         hoi
  6. https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-                 doi.aspx?ItemID=2318http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/296

 

 

 

 

[1] Tr / 18 TUỔI hiện thân của hệ thống tổ 110 | nh t 10. Tổn hển Cổ điển nhân đôi bên đối lập trước tòa (Cross - examination)


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem