TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG (CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC)

Ngày đăng 30/12/2022
182 Lượt xem

Tác giả

Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống. Với thời đại công nghệ hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống cho con em chúng ta là điều hết sức quan trọng, góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Tôi xin đưa ra một số khái niệm và ví dụ để các bậc phụ huynh có thể giáo dục cho trẻ:

 

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

 

1. Khái niệm kỹ năng sống

1.1. Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

a. Kỹ năng

Là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó. Có nhiều điều ta biết, ta nói được mà không làm được. Như vậy, luôn có một khoảng cách giữa thông tin, nhận thức và hành động. Biết thuốc lá có hại nhưng bỏ thuốc lá rất khó vì rất khó thay đổi một hành vi, biết tập thể dục là rất tốt cho sức khỏe nhưng để có hành vi tập thể dục đều đặn thì là cả vấn đề. 

Trong cuộc sống, ta thường khen hành vi của một ai đó, thí dụ: em viết chữ thật đẹp, bạn thuyết trình thật hay; cậu ấy sửa máy móc giỏi lắm… Điều này có nghĩa chúng ta đang nói về những cá nhân ấy đã biết sử dụng kiến thức học được vào thực hiện thành thục các nhiệm vụ khác nhau của cuộc sống. Với kỹ năng sống cũng vậy, nếu bạn có đầy đủ các kiến thức trong cuộc sống, thế nhưng bạn lại chưa có kỹ năng cuộc sống (bao gồm rất nhiều kỹ năng) và biết sử dụng linh hoạt các kỹ năng này thì không đảm bảo được là bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả hay có mối quan hệ tốt với những người khác. Vì vậy bạn cần phải có các kỹ năng đặc biệt cho cuộc sống và được gọi là “Kỹ năng sống”.

b. Kỹ năng cứng

Những “kỹ năng cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Kỹ năng này liên quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

c. Kỹ năng mềm

“Kỹ năng mềm” (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc (EQ) của con người như: một số nét tính cách (quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm… Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kỹ năng này là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, nhưng không phải là kỹ năng đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kỹ năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem