KỸ NĂNG MUA BÁN, TỔ CHỨC, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (TÀI LIỆU LUẬT DOANH NGHIỆP)

Ngày đăng 30/12/2022
176 Lượt xem

Tác giả

BÀI TẬP HỌC KÌ

MÔN KỸ NĂNG MUA BÁN, TỔ CHỨC, THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bài tập tình huống:

                                 Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai do ông A làm chủ sở  hữu, thành lập từ năm 2010 với số vốn điều lệ là 16 tỷ đồng, điều kiện kinh doanh ngành nghề sản xuất, đồ thủ công mỹ nghệ. Doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, kí hợp đồng mua nguyên liệu với 5 đối tác là B,C,D,E,F với tổng số tiền dự kiến phải trả là 12 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng kí hợp đồng bán sản phẩm do mình sản xuất cho các công ty và các cá nhân đặt mua với tổng số tiền dự kiến thu được khoảng 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang kí hợp đồng lao động với 20 công nhân, với lương tháng bình quân cho mỗi công nhân là 5,2 triệu đồng. Doanh nghiệp đang nợ thuế của nhà nước quý 4/2016 với số tiền phải trả khoảng 80 triệu đồng; nợ ngân hàng TMCP Á Châu với 3 hợp đồng tín dụng trị giá 15 tỷ đồng (chưa đến hạn thanh toán); nợ một số chủ nợ khác trong các giao dịch vãng lai tổng số tiền là 12,5 đồng (đã hết hạn thanh toán). Đầu năm 2017 do trục trặc trong quan hệ gia đình, 2 vợ chồng ông A đã ly hôn tại Tòa án. Giải quyết vấn đề tài sản chung, bà M (Vợ ông A) yêu cầu Tòa chia toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng ông bà, trong đó DNTN Sao Mai mà ông A đang làm chủ, vì đó là tài sản hình thành trong thời kì hôn nhân. Tòa án sau khi xem xét kĩ các tình tiết đã chấp thuận yêu cầu của bà M buộc ông A đứng trước khả năng phải bán toàn bộ DN của mình để chấp hành quyết định ly hôn của Tòa án.

Anh (chị) hãy tư vấn giúp ông A các vấn đề sau:

1. Những chủ thể mà ông A có thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân của ông

2. Định giá toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai

3. Phác thảo sơ bộ hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nếu ông A bán doanh nghiệp này cho bà H-1 thành viên Công ty TTHH Đại Dương

4. Tư vấn 1 số giải pháp khác có khả năng giúp ông A duy trì Doanh nghiệp của mình.

 

 

 

 

 

 

Bài làm

Câu 1: Những chủ thể mà ông A có thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân của ông

            Căn cứ theo Bộ luật dân sự năm 2015: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm cá nhân và tổ chức.

            Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.Theo đó, cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng.

            Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là thỏa thuận theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho bên mua và được nhận thanh toán. Bên mua có quyền nhận toàn bộ hoặc một phần vốn, cổ phần đủ để chi phối của doanh nghiệp mục tiêu và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.

             Để hợp đồng mua bán doanh nghiệp có hiệu lực thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự.

- Chủ thể trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải là những tổ chức, cá nhân được quyền mua bán doanh nghiệp;

- Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng mua bán là các tổ chức, cá nhân không thuộc các đối tượng bị cấm quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.

- Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng này còn phải đáp ứng các điều kiện chung. Đối với tổ chức thì tổ chức đó phải có đủ năng lực pháp luật; đối với các cá nhân tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

            Tuy nhiên, điều kiện về chủ thể của hợp đồng mua bán chưa được pháp luật quy định cụ thể nên trong những trường hợp mà pháp luật quy định không được thực hiện quyền quản lý, thành lập doanh nghiệp thì có được tham gia ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay không.

            Theo bài thì ông A có thể bán doanh nghiệp cho bất kì ai không vi phạm Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 và khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014. Nếu những cá nhân ở Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 là người đứng tên trong hợp đồng sau đó họ lại chuyển nhượng cho người khác sở hữu lại công ty thì hoàn toàn được.
Câu 2: Định giá toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai

            Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và các quy định sau: Giá trị thực tế từng loại tài sản của doanh nghiệp được xác định bằng đồng Việt Nam theo danh mục tài sản theo dõi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- Đối với tài sản là hiện vật: Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty tiếp tục sử dụng.

- Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau: Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ; tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản; các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ đó...

            Như vậy tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai gồm có: Vốn đầu tư: 16 tỷ; Nguyên vật liệu sản xuất: 12 tỷ

Câu 3. Phác thảo sơ bộ Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nếu ông A bán doanh nghiệp này cho bà H-1 thành viên Công ty TTHH Đại Dương

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể được bố trí như sau:

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DOANH NGHIỆP

TƯ NHÂN SAO MAI

Hôm nay, ngày 24 tháng 1 năm 2021 tại trụ sở Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai tại địa chỉ:………..Chúng tôi gồm có:

BÊN BÁN (Bên A):

Ông (Bà): ................... Sinh ngày: ...................... Dân tộc: ............ Quốc tịch: ..................

Chủ Doanh nghiệp Tư nhân: ..........................

CMND số: ................... Do .................. cấp ngày……..

Hộ khẩu thường trú: ...................... / Chỗ ở hiện tại: ......................

BÊN MUA (Bên B):

Ông (Bà): ................... Sinh ngày: ...................... Dân tộc: ............ Quốc tịch: ..................

Thành viên Công ty TTHH Đại Dương: …………….

CMND số: ................... Do .................. cấp ngày....................

Hộ khẩu thường trú: ......................

Chỗ ở hiện tại: ......................

Hai bên đồng ý thực hiện việc mua bán Doanh nghiệp Tư nhân Sao Mai với các thỏa thuận sau:

ĐIỀU 1: Đối tượng mua bán

-Tên Doanh nghiệp: ..............................Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ....... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư ......... cấp ngày: ..............

-Địa chỉ trụ sở: .............................. / Điện thoại: ................

-Ngành, nghề đã đăng ký kinh doanh: ...........................

-Vốn đầu tư: 16 tỷ đồng

ĐIỀU 2: Giá bán

-Toàn bộ giá bán Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai là ………VNĐ (..............................). 

-Các khoản chi phí thuộc về việc thực hiện đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp do Bên B thanh toán.

ĐIỀU 3: Thanh toán

-Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A một lần bằng tiền mặt

-Thời hạn thanh toán: ngay sau khi hợp đồng này ký kết.

ĐIỀU 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên

 4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

 4.1.1. Bên A có quyền nhận đủ và đúng thời hạn số tiền chuyển nhượng ..................quy định tại Điều 2 Hợp đồng này;

 4.1.2. Bên A có nghĩa vụ bàn giao Doanh nghiệp cho Bên B bao gồm: Giấy tờ sổ sách chứng từ, con Dấu liên quan đến Doanh nghiệp; tài sản của Doanh nghiệp và các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp Tư nhân Sao Mai đối với bên thứ ba;

 4.1.3. Trong trường hợp Bên A không bàn giao đủ các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình kinh doanh thực tế của Doanh nghiệp mà gây thiệt hại cho Bên B cũng như Doanh nghiệp tư nhân sau này thì Bên A phải hoàn toàn chịu trách nhiệm;

4.1.4. Bên A có trách nhiệm cùng Bên B hoàn tất nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như đối với bên thứ ba khác theo quy định của pháp luật cho đến khi việc chuyển nhượng được hoàn tất;

4.1.5. Bên A có trách nhiệm thông báo việc mua bán Doanh nghiệp tư nhân ................... tới các cơ quan Nhà nước hữu quan và các đối tác cũng như khách hàng có liên quan; 4.1.6. Bên A cam kết đến thời điểm Hợp đồng có hiệu lực, Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai không có bất cứ khoản nợ nào với bên thứ ba.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

 4.2.1. Bên B có quyền yêu cầu Bên A cung cấp tất cả các thông tin cần thiết cũng như các giấy tờ, sổ sách, tài liệu, hgoá đơn, chứng từ, con dấu cần thiết và tài sản của Doanh nghiệp tưnhân 

4.2.2. Bên B có quyền yêu cầu Bên A giúp đỡ và cùng tham gia giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh trước đó của Doanh nghiệp trong các trường hợp cần thiết mà nếu không có sự tham gia cỉa Bên A thì việc giải quyết sẽ gặp khó khăn; 4.2.3. Ngay khi Hợp đồng có hiệu lực và hoàn tất thủ tục pháp lý cần thiết cho việc sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Doanh ngiệp tư nhân Sao Mai, Bên B có quyền chính thức tiếp quản và điều hành toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;

4.2.4. Bên B phải thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn số tiền quy định tại Điều 2 hợp đồng này cho Bên A;

4.2.5. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc sửa đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai được hoàn tất, Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động và nghĩa vụ của Doanh nghiệp tư nhân Sao Mai trước Nhà nước và các bên thứ ba có liên qua khác.

ĐIỀU 5: Phạt hợp đồng

-Phạt chậm thanh toán: …% giá trị của hợp đồng/tháng

-Phạt chậm bàn giao Doanh nghiệp: …%giá trị của hợp đồng/tháng

ĐIỀU 6: Điều khoản tranh chấp

 -Trong quá trình thiực hiện hợp đồng, nếu giữa các bên có xảy ra tranh chấp thì tranh chấp đó trước hết sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng, hoà giải trên cơ sở thiện chí và hợp tác giữa các bên.

 -Nếu việc thương lượng không đạt kết quả thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp thông qua con đường Toà án.

 ĐIỀU 7: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có vấn đề gì phát sinh mà chưa được quy định trong Hợp đồng này thì các bên có thể cùng nhau thoả thuận bổ sung, sửa đổi nội dung hợp đồng. Mọi sự thay đổi đều phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của hai bên.

ĐIỀU 8: Hiệu lực của Hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt khi các bên đã hoàn tất toàn bộ mọi nghĩa vụđược ghi nhận trong hợp đồng.

 

 ĐIỀU 9: Tuyên bố và cam kết của hai bên

 -Các bên có nghĩa vụ tôn trọng các điều khoản đã được cam kết trong hợp đồng và cùng nhau thực hiện nội dung hợp đồng này trên cơ sở thiện chí và hợp tác.

 -Hợp đồng được lập thành ...... bản bằng tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ....... bản, 01 bản gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh, 01 bản lưu tại Doanh nghiệp.

Bên bán

(Kí và ghi rõ họ tên)

 

Bên mua

(Kí và ghi rõ họ tên)

 => Cơ bản để hợp đồng mua bán doanh nghiệp có hiệu lực pháp luật và hợp lí thì cần những điều khoản và hình thức như trên.

Câu 4: Tư vấn 1 số giải pháp khác có khả năng giúp ông A duy trì doanh nghiệp của mình.

            Ông A có thể tiến hành những việc sau:

- Tạo thêm doanh thu: Ông A có thể theo đuổi việc tiếp thị giá rẻ, ví dụ, tổ chức các đợt giảm giá thời gian ngắn hay đưa thêm chiết khấu hoặc phiếu giảm giá. Như vậy nếu có nhiều hàng tồn kho sẽ nhanh chóng được bán hết nhanh chóng hơn.

- Chọn khoản nợ ưu tiên trả: trả các hóa đơn quá hạn cho nhà cung cấp chủ chốt; trả bất kỳ khoản nợ nào mang lại hậu quả nghiêm trọng cho công ty nếu chúng không được trả. Ví dụ, cơ quan thuế có thể gửi án phạt cực nghiêm trọng không trả đúng hạn.

- Liên hệ với chủ nợ: Ngân hàng không muốn công ty của cá nhân, tổ chức phá sản, điều đó nghĩa là họ sẽ mất cả 10,000. Họ có thể sẵn lòng cho bạn trả nợ trong thời hạn dài hơn, để khoản thanh toán dễ quản lý hơn, hoặc trong vài trường hợp họ thậm chí có thể chấp nhận khoản tiền ít hơn mức bạn nợ. Theo quan điểm của họ, việc lấy lại một phần của 10,000$, hay lấy lại 10,000 trễ hơn mong đợi, còn tốt hơn là mất hết không còn gì.

- Liên lạc bạn bè, gia đình nhờ sự giúp đỡ

-Tòa sẽ xử ly hôn cho ông A đồng nghĩa với việc tài sản của vợ chồng sẽ bị phân chia.

            Vậy ông A có thể thỏa thuận với bà M vợ của ông để thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên để bà M có thể là người góp vốn.

            Theo quyết định của chủ DNTN thì doanh nghiệp này có thể chuyển đổi thành công ty TNHH với các điều kiện sau:

+ Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 28 của Luật Doanh nghiệp 2014

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hạn một thành viên là cá nhân), hoặc thành viên (trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên).

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân cần thoả thuận bằng văn bản với các chủ thể của hợp đồng chưa được thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó.

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem