ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT)

Ngày đăng 27/12/2022
598 Lượt xem

 

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ RA ĐỂ TĂNG CƯỜNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT 1. Định hướng phát triển Trước những tác động tiêu cực của Covid 19 tới chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đã từng bước chủ động xây dựng lại hệ thống sản xuất, đổi mới mặt hàng, tìm cơ hội xuất khẩu. Với những thành tích đạt được vào năm 2020, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì, phát triển tốt trong những năm tiếp theo. ❖ Về mặt hàng xuất khẩu Với nhóm hàng công nghiệp, Việt Nam có thể sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư sợi, dệt, nhuộm đảm bảo phần cung thiếu hụt của dệt may. Nguyên nhân là do sự thay đổi phương thức mua hàng ở các quốc gia, sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu gặp trục trặc, các nhãn hàng thời trang chấp nhận mua nguyên phụ liệu của Việt Nam. Vào cuối năm, thị trường xuất khẩu từng bước được khơi thông nên đầu ra của các DN thuận lợi hơn, thậm chí với nhiều mặt hàng khác như: giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử, … nhiều DN đã nhận được đơn hàng đến quý II-2021. Với nhóm hàng nông sản, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm tới, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng ở hầu hết các ngành. Xuất khẩu gạo được kỳ vọng là sẽ giữ vững vị trí số 1 trên thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 608.768 tấn gạo các loại trong gần 2 tháng đầu năm, đạt hơn 336,18 triệu USD, giảm khoảng 34% về khối lượng và 22% về kim ngạch. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay lại tăng về giá, đạt trung bình 551,7 USD/tấn, tăng 3,4% so với tháng 12/2020 và tăng 15,4% so với tháng 1/2020. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ và dự trữ lương thực được kỳ vọng vẫn ở mức cao ước tính 44,79 triệu tấn. ❖ Về thị trường xuất khẩu - EU Việc Việt Nam ký hiệp định thương mại tự do với EU sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa cho Việt Nam trong những năm tới. Theo đánh giá của Bộ công thương, đánh giá định lượng đến năm 2025, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 43%, năm 2030 tăng trưởng khoảng 45%. EVFTA sẽ mang đến doanh thu cao hơn trong xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam sang EU như điện thoại, linh kiện điện tử - những mặt hàng chiếm hơn một phần ba tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam; máy tính, sản phẩm điện tử… Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh như: Gạo tăng khoảng hơn 60%, mặt hàng da giày tăng 91%, dệt may tăng 80%. - Các nước Châu Á- Thái Bình Dương Cùng với Hiệp định EVFTA, hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang mang lại cơ hội rất lớn cho xuất khẩu hàng hóa. Sáu tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng tích cực khi xuất khẩu sang Australia tăng 2,3%; Chile tăng 1,6%; Mexico tăng 2,6%... Cơ hội tăng xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP tiếp tục mở rộng khi Nhật Bản đã chấp nhận nhập khẩu vải thiều Việt Nam trong mùa vụ 2020 và lượng vải sang quốc gia này đang tiêu thụ rất tốt. Bên cạnh đó, Canada cũng lần đầu tiên nhập khẩu trái xoài Việt Nam vào tháng 6 vừa qua, mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu nông sản. - Thế giới nói chung Việc các nước đã nghiên cứu ra vacxin ngừa Covid 19 và dần kiểm soát được tình hình cũng mở ra kỳ vọng cho xuất khẩu hàng hóa thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi Covid được kiểm soát, các nước đồng loạt mở rộng thị trường, nền kinh tế toàn cầu dần khôi phục thúc đẩy cung và cầu, các DN tăng XK. Điều này giúp cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta được dự đoán sẽ tăng trong những năm tới. 2. Một số giải pháp đề ra để tăng cường giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu Nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa định hướng đến năm 2030, trong thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần có những cơ chế tháo gỡ khó khăn trong quan hệ thương mại giữa các nước trong thời kỳ dịch bệnh và nền kinh tế gặp nhiều bất ổn như hiện nay. Cần tích cực tăng cường hợp tác tìm được hướng đi bền vững cho các mặt hàng xuất khẩu, tập trung kiểm soát chất lượng, giúp kim ngạch xuất khẩu sang các nước tăng trưởng vào năm 2021. Thứ hai. tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu được coi là một chiến lược dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giúp xuất khẩu Việt Nam không những tăng cao về giá trị mà còn giúp Việt Nam không bị phụ thuộc vào các thị trường truyền thống. Thứ ba, việc chất lượng đời sống ngày càng nâng cao khiến các quốc gia thắt chặt việc nhập khẩu hàng hóa, vì vậy để giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước được ổn định và gia tăng trong những năm tới đòi hỏi chúng ta cần tích cực nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu, bao gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường. Thứ tư, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách để mở ra các thị trường mới nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ năm là tăng cường công tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân tích tác động tới Việt Nam. Trong bối cảnh xu thế bảo hộ gia tăng, đặc biệt là các diễn biến nhanh, khó lường của tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, DN cần tăng cường nghiên cứu, cập nhật các thay đổi về chính sách thương mại, quy định của các nước đặc biệt là các thị trường xuất khẩu lớn, phân tích ảnh hướng đến xuất khẩu để điều chỉnh, ứng phó kịp thời.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem