Tài liệu đào tạo tư pháp phục hồi cho người chưa thành niên (Phần 2)

Ngày đăng 27/08/2023
121 Lượt xem

Tác giả

Việc Trường Đào tạo Quốc gia về Bảo vệ Tư pháp cho người chưa thành niên (ENPJJ) thực hiện khóa đào tạo về nguyên tắc cơ bản của tư pháp phục hồi đã tạo cơ hội trao đổi có tính xây dựng với các thành viên tham gia đến từ các trường đại học và bộ ngành của Việt Nam; bên cạnh những tài liệu do các chuyên gia tập hợp, những cuộc trao đổi này cho phép xác định những nhu cầu đặc biệt về tư pháp phục hồi của Việt Nam. Một số trao đổi này chưa đủ để đưa ra những giải pháp cụ thể, cũng chưa đủ để xây dựng phương thức cùng tham gia, đặc biệt là xây dựng thể chế để triển khai một cách tốt nhất tư pháp phục hồi.

Từ những trao đổi này, Bộ Tư pháp Việt Nam có thể tham khảo để thực hiện tốt dự án này. .

Ma trận SWOT (S-Strenght - điểm mạnh, W-Weakness - điểm yếu, O – Opportunities - cơ hội, T – Threats -   thách thức) được áp dụng khi triển khai tư pháp phục hồi tại Việt Nam, dành cho người chưa thành niên.

  • Một số học viên cho biết, điểm mạnh chính là quy định pháp lý gần với tư pháp phục hồi đã tồn tại ở Việt Nam, cũng như ý chí bảo vệ người chưa thành niên, được coi như tương lai của đất nước. Những hình thức và văn hóa hòa giải đang tồn tại, điều đó tạo thuận lợi cho việc triển khai một chương trình tư pháp phục hồi mạnh mẽ.
  • Những điểm yếu cũng đã được nêu: Ví dụ, sự thiếu gắn kết và linh hoạt của các tổ chức hiện tại, thiếu hụt về đào tạo cũng như thông tin về hình thức tư pháp này, người dân thiếu nhận thức về lợi ích xã hội, những chủ thể thực hiện quy trình hòa giải không được đào tạo đầy đủ và thiếu kỹ năng.
  • Thực tế đã chứng minh bản chất của tư pháp phục hồi, không chỉ là việc áp dụng pháp luật và quy trình tố tụng hình sự, mà trên hết đó là một trạng thái tinh thần và cách thức thực hiện. Việc đào tạo các hòa giải viên có thể là nhân tố chính để triển khai tư pháp phục hồi được nhìn nhận rất tích cực;
  • Có một số trở ngại cần phải tránh. Đầu tiên, là vấn đề về khung pháp lý và việc đào tạo các thẩm phán đối với các nguyên tắc cơ bản về tư pháp phục hồi, tư pháp cho người chưa thành niên. Do đó, những người tham gia bày tỏ nhu cầu tiến gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế và xây dựng các chiến lược hữu ích nhất để triển khai tư pháp phục hồi. Việc tiến tới gần các chuẩn mực quốc tế này được coi là quan trọng hơn trong bối cảnh "toàn cầu hóa" có ảnh hưởng tới các hành vi phạm pháp của người chưa thành niên và hành vi lệch chuẩn hoặc tội phạm mới của giới trẻ Việt Nam.

Khi xem xét ma trận SWOT rất phong phú này, và qua nhiều cuộc trao đổi với đại biểu tại điểm cầu Hà Nội, thấy cần phải cấu trúc phần còn lại của tài liệu hướng dẫn này thành bốn chương; mục đích là đáp ứng chính xác nhất có thể, dựa trên các tài liệu khoa học, các phân tích về thực tiễn tốt và kinh nghiệm đào tạo của ENPJJ, đối với những thách thức mà các cơ quan chức năng của Việt Nam đặt ra liên quan đến việc thiết lập tư pháp phục hồi.

Theo cách này, các khái niệm tư pháp phục hồi, hòa giải và khắc phục hậu quả sẽ được tiếp cận trước tiên. Xác định chính xác các khái niệm này là một trong những phương tiện tốt nhất để thiết lập một chiến lược khả thi về việc thực hiện một chương trình tư pháp phục hồi và cũng để đo lường, trong phạm vi văn hóa tư pháp và giáo dục của một quốc gia, con đường phải đi để đạt được mục tiêu.

Chương thứ hai đề cập đến nội dung khác nhau, mối quan hệ giữa tư pháp phục hồi và tư pháp hình sự. Suy nghĩ về việc triển khai một chương trình tư pháp phục hồi chắc chắn đang đặt ra các khuôn khổ pháp lý cho phương thức can thiệp này, và cũng xem xét hậu quả của phương thức đối với một quy trình tố tụng hình sự đang diễn ra, hoặc thậm chí hình dung ra sự chuyển hướng phi tư pháp hóa của việc khắc phục / bồi thường được kỳ vọng.

Chương thứ ba sẽ giải quyết câu hỏi quan trọng về việc đào tạo các hòa giải viên, những người làm trung gian hòa giải, trong mọi trường hợp, các nhà chuyên môn sẽ tham gia vào việc tiến hành các hoạt động phục hồi. Phân tích SWOT cho thấy vai trò thiết yếu của trục chiến lược này, phải liên quan đến cả triết lý và các phương pháp tư pháp phục hồi, cũng như kiến ​​thức về tư pháp cho người chưa thành niên.

Cuối cùng, ở cấp độ chiến lược hơn, sẽ đề cập đến các cách tiến hành phù hợp nhất để triển khai tư pháp phục hồi, và đặc biệt là cách đánh giá thường xuyên biện pháp này.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem