TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Ngày đăng 01/09/2023
159 Lượt xem

Tác giả

TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)

Tóm tắt

Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế thế giới, đặc biệt là sự tham gia vào hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đây chính là cơ hội giúp tăng cường sự lưu thông hàng hóa, vốn dịch vụ cũng như nhân lực và công nghệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Với sự hội nhập đó, đã mang đến nhiều cơ hội để phát triển giáo dục đào tạo nghề nghiệp giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực hoạt động trong lĩnh vực pháp chế. Điều này đã nảy sinh những cơ hội cũng như thách thức vô cùng to lớn cho các cơ sở giáo dục và đào tạo ngành luật, để đảm bảo chất lượng nhân lực ngành luật Việt Nam hội nhập được với quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng, tác động của hiệp định EVFTA đến công tác giáo dục và đào tạo nhân lực ngành luật ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất kiến nghị, giải pháp trong việc giáo dục, đào tạo nhân lực ngành luật để phù hợp với yêu cầu hiện nay.

Từ khóa: Hội nhập quốc tế, hiệp định EVFTA, đào tạo ngành Luật.

 Đặt vấn đề

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không những tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống mà còn chủ động đàm phán, kí kết các FTA thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi phù hợp. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nghề nghiệp, cụ thể là nhân lực hoạt động trong lĩnh vực pháp chế. Bối cảnh mới đòi hỏi nhân lực ngành luật phải có năng lực tư duy, sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, có trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm để hội nhập được với quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời đại. Do đó, việc nghiên cứu, thảo thuận những thách thức pháp lí, làm rõ các nguyên nhân và phương án để hóa giải thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết trong FTA thế hệ mới là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết và có giá trị xã hội cao.

Hiệp định EVFTA và tác động của hiệp định đến lĩnh vực giáo dục:
1.1. Giới thiệu chung về hiệp định EVFTA.

“Ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA)  giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.”[1]

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng. Việc thực thi hiệp định EVFTA sẽ mang đến rất nhiều cơ hội cho mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nước ta, đặc biệt là trong việc giáo dục và đào tạo nhân lực ngành luật.

Thứ nhất, Hiệp định EVFTA sẽ góp phần thúc đẩy sự lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động giữa các quốc gia, tăng cường đầu tư trực tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho nhân lực ngành Luật Việt Nam. Đồng thời, các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Luật cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các chương trình tiên tiến của nước ngoài. Các nhà quản lí, giảng viên trong trường cũng có nhiều cơ hội đi trao đổi, học hỏi về phương pháp giảng dạy, chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu về ngành luật từ đó nghiên cứu xây dựng được chương trình đào tạo hội nhập tiên tiến nhưng vẫn phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.
Thứ hai, Hiệp định EVFTA tạo ra cơ hội mở rộng hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nhân lực ngành luật trong và ngoài nước, thu hút thêm nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề luật, các cán bộ quản lí, giáo viên có cơ hội học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Thứ ba, thông qua Hiệp định EVFTA, nhà đầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với Việt Nam nói riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai. 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem