Sử dụng từ "nếu" trong giáo dục con cái

Ngày đăng 02/02/2024
93 Lượt xem

Tác giả

Từ "nếu" theo từ điển tiếng việt là từ dùng để nêu một giả thiết hoặc một điều kiện nhằm nói rõ cái gì sảy ra hoặc có thể sảy ra.

Bởi vậy, từ “nều” khi được dùng đúng cách sẽ có hiệu quả rất lớn trong nhiều trường hợp, nhất là trong việc giáo dục con trẻ.

Chúng ta điều biết, hiện nay phương pháp giáo dục nêu cao tính chủ động của trẻ về cả suy nghĩ và hành động. Để làm được điều đó, chúng ta phải để con em mình tự chủ động trong cuộc sống hàng ngày, để đứa tự làm, tự suy nghĩ về hành động của mình. Sau khi con mình đã làm xong hoặc gặp phải vấn đề khó giải quyết, bố mẹ mới bắt đầu giải thích, đưa ra quan điểm cá nhân, lời khuyên cho con để con cân nhắc thực hiện.

Phương thức giáo dục mang tính chủ động này có ưu điểm rất rõ ràng đó là tạo cho con sự tự lập từ bé, đồng thời nâng cao kỹ năng sống của con, kỹ năng tư duy làm và làm việc của con. Nhưng nó lại có một khuyết điểm rất lớn đó là bố mẹ thường không biết cách biểu đạt quan điểm sao cho phù hợp. Việc biểu đạt quan điểm của bố mẹ thường đưa ra dưới dạng mệnh lệnh

“Con phải làm như vậy mới đúng nè”

“Con làm như vậy đi”

“Làm như vậy cho bố (mẹ)”

...

Nhưng câu biểu đạt quan điểm dưới dạng mệnh lệnh đó vô hình chung sẽ tạo thành áp lực cho con, khiến đứa trẻ hoài nghi và thiếu tự tin về quyết định của mình. (Cần gì phải làm để rồi sai trong khi bố mẹ có thể nói đáp án chính xác cho bả thân). Điều này khiến phương pháp giáo dục của bố mẹ không đạt được thành công như mong muốn. Đứa trẻ sẽ càng ỷ lại bố mẹ hơn, không còn chủ động làm những việc mình không biết nữa mà bắt đầu hỏi thăm bố mẹ của mình.

Tất nhiên việc con mình không biết thì nói cho nó biết, đây là quan niệm chung của bất kỳ bậc phụ huynh nào và nó không hề sai. Cái sai ở đây chính là hướng tiếp cận và nói ra câu trả lời của bố mẹ.

Thay vì dùng những câu mệnh lệnh, chúng ta có có thể áp dựng công thứ sau: theo bố (mẹ) nghĩ, con “nên” làm như vậy thì tốt hơn đó”. Đây là công thức đúng để phương pháp giáo dục được đúng đắn.

Ví dụ như khi đứa trẻ muốn mở nắp lọ, thay vì vặn sang bên phải nó lại vặn về bên trái, lúc này bố mẹ nên nói: “Theo bố (mẹ) thấy, con nên vặn về bên phải thì tốt hơn đó.

Bởi vì, nói như vậy, con sẽ không hiểu theo cách đây là câu trả lời đúng và khẳng định nữa mà đó là sự gợi ý từ bố mẹ. Đứa trẻ sẽ làm theo với một tâm lý hiếu kỳ, thử với cách của bố mẹ và khi đạt được mục tiêu, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình là người đạt được với sự trợ giúp của bố mẹ chứ không phải là mình làm theo cách của bố mẹ nên đạt được kết quả là điều chắc chắn. Đồng thời, việc sử dụng tử “nếu” sẽ giúp đứa trẻ tự tin vào bản thân mình hơn, để đứa trẻ cảm nhận được rằng bản thân quan trọng trong gia đình, cảm nhận được việc bản thân được tôn trọng và có quyền lựa chọn riêng của mình.

Đồng thời, việc sử dụng từ nếu sẽ giúp giảm đi tính nghiêm trọng của vấn đề nhất là khi con mình làm sai. “Theo bố (mẹ) thấy, nếu con không làm như vậy thì sẽ không...., theo bố (mẹ) thấy, nếu con làm như vậy thì sẽ không.....” những câu nói này sẽ giúp đứa trẻ hiểu ra vấn đề đồng thời làm dịu đi bầu không khí trong gia đình, khiến đứa trẻ không gặp phải áp lực, không bị sợ hãi.

Sử dụng từ “nếu” trong giáo dục còn giúp bố mẹ giúp con hiểu về hậu quả khi bản thân chuẩn bị làm sai. “Nếu con làm như vậy thì....”. Việc nói cho con biết hậu quả sẽ giúp con tránh đi những việc làm sai trái bản thân có thể mắc phải, đồng thời hiểu rõ hậu quả bản thân có thể gây ra. Giúp con ghi nhớ và không mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Một mặt khác, việc sử dụng từ “nếu” trong giáo dục con sẽ giúp việc giao tiếp của bố mẹ và con trở nên gần gũi hơn, sự ngăn cách do sợ bị la mắng hay mệnh lệnh của bố mẹ đối với con sẽ giảm đi rất nhiều. Khiến con cởi mở hơn, thường xuyên giao tiếp với bố mẹ nhiều hơn. Từ đó, bố mẹ có thể tiến thêm một bước hiểu rõ tâm lý, tính cách của con để có phương pháp giáo dục đúng đắn và đạt hiệu quả cao cùng như giúp con uốn nắng về tính cách và hành động của mình.

Khi đó, phương pháp giáo dục mới đạt được thành công như mong muốn, đứa trẻ mới tự tin hơn về bản thân mình, không còn phụ thuộc quá mức vào bố mẹ của mình nữa.

Tất nhiên, việc sử dụng từ “nếu” không phải lúc nào cũng đúng, nhưng trong đại đa số trường hợp, từ “nếu” có thể được áp dụng và đạt hiểu quả như mong muốn. Khi sử dụng từ “nếu” bố mẹ cần cân nhắc đến hoàn cảnh sử dụng, trong một số trường hợp bản thân phải nghiêm khắc thì không được phép sử dụng vì tính chất nghiêm khắc sẽ bị giảm đi rất nhiều, dẫn đến hiệu quả giáo dục không đạt kỳ vọng.

“Không ai muốn làm việc dưới sự chỉ đạo sát sao của người khác cả, trẻ con càng không muốn như vậy” bố mẹ phải ghi nhớ và hiểu được câu nói này để có thể giáo dục con một cách phù hợp.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem