Quan điểm giáo dục áp đặt

Ngày đăng 03/03/2024
198 Lượt xem

Tác giả

“Quan điểm giáo dục áp đặt”

Tên như ý nghĩ, tức là cha mẹ áp đặt những quan điểm của mình lên việc giáo dục con cái, bắt con phải nghe theo và làm theo mà không quan tâm đến suy nghĩ và cảm nghĩ của con.

“Con phải làm như thế này!”
“Con không được làm như thế này, con phải làm như vậy mới đúng nè”

“Con không được làm như vậy”
“Mẹ cấm con làm như vậy, nghe không?”

....

Đây là những câu nói các cha mẹ thường nói với con nhằm áp đặt quan điểm của mình lên con. Nhưng chúng ta không quan tâm đến việc con đang nghĩ gì, cảm xúc của con lúc đó là gì. Thứ mà cha mẹ quan tâm chỉ có là con của mình làm theo lời mình nói, nghĩ theo cách nghĩ của mình, không được phép xuất hiện những cách nghĩ sai lệch. Con của mình luôn ngoan ngoãn, không quậy phá không được làm những điều ngu ngốc theo cách hiểu của cha mẹ.

Theo quan điểm của tôi, phương pháp giáo dục này sẽ dần dần đây con của bạn xuống vực thẳm.

Có thể con của các bạn có thể tiếp thu và phần nào hiểu được quan niệm của bạn, chúng sẽ nghe theo lời các bạn nói và sẽ bỏ đi những suy nghĩ của mình. Rồi con bạn sẽ ngoan ngoãn hơn, hiểu chuyện nhiều hơn, chăm chỉ hơn, chúng luôn làm theo ý muốn của bạn, không bao giờ làm việc quá giới hạn của mình hoặc không bao giờ làm việc mà bạn không muốn.

Bạn nghĩ con mình như vậy là ngoan ngoãn, là tốt đúng không? Không! Sự thật không phải như vậy.

Việc các bạn áp đặt quan điểm cá nhân của mình lên con, rồi con ngoan ngoãn làm theo các bạn, đó không phải thể hiện việc con bạn đã lớn, đã hiểu chuyện mà ngược lại, con của bạn lúc này chỉ như một cái máy mà thôi, nó không con biết suy nghĩ gì nữa, chỉ biết làm những điều các bạn muốn nó làm. Dần dà, con của bạn sẽ trở nên không tự tin, không biết cách suy nghĩ thấu đáo, việc con biết đó là nói cho cha mẹ, nghe mệnh lệnh của cha mẹ rồi làm theo. Hết!

Chắc sẽ có bạn nói với tôi: “Rõ ràng lúc đó tôi đã hỏi con rồi nhưng con không có ý kiến gì, nó chỉ tỏ thái độ đã hiểu rồi làm việc tôi nhờ nó làm. Sao bạn lại nói con của tôi là cái máy?”

Đúng là con của các bạn không phát biểu ý kiến của mình để phản đối quan điểm của các bạn, nhưng đây không phải là do chúng muốn, mà là con biết cho dù bản thân có đưa ra ý kiến đi chăng nữa, cũng sẽ bị cha mẹ phản đối mà thôi, vậy nên chúng cần gì phải nêu ra ý kiến phản đối để rồi bị cha mẹ chửi?

Đây không chỉ là tâm lý đột xuất của các con mà là tâm lý xuất hiện qua nhiều lần gặp phản, đến lúc này con của các bạn và một con robot khác nhau chỗ nào?

Theo thời gian trôi qua, con sẽ mất đi chính kiến của mình, không thể độc lập suy nghĩ và đưa ra quyết định, đồng thời con cũng sẽ rụt rè trong những công việc mới, đây đều là những điểm yếu trí mạng đối với con sau này.

Mặt khác, việc áp đặt quan điểm của bản thân lên con cũng là một con dao hai lưỡi, một mặt nó sẽ khiến con ngoan ngoãn hơn, nghe lời hơn. Mặt khác, nó sẽ kích thích đến tâm lý của con, nhất là khi con trong độ tuổi dậy thì. Lúc đó, các con thường có tâm lý thể hiện bản thân để có được sự công nhận. Với tâm lý như vậy, việc cha mẹ áp đặt quan điểm của bản thân lên con, điều này không những không đạt hiệu quả mà con ngược lại, nó sẽ kích thích tâm lý ngỗ ngược của con, khiến con trở nên cứng đầu, không nghe khuyên can và luôn làm trái những điều các cha mẹ yêu cầu nó làm.

Việc này nếu giải quyết không tốt sẽ ảnh hương rất lớn đến sự phát triển của con, ảnh hưởng đến bầu không khí gia đình, tình cảm của cha mẹ và con cái, đồng thời sẽ khiến con và cha mẹ dần có sự ngăn cách, con sẽ dần ghét cha mẹ của mình và càng làm ra những việc quá đáng hơn.

Như vậy, việc áp đặt quan điểm của bản thân lên con cái là không hề tốt, vậy chúng ta phải làm gì để không mắc phải sai lầm này?

Trước hết, cha mẹ phải hiểu một việc, theo thời gian trôi qua, một số quan điểm cũ không còn phù hợp với giới trẻ hiện này, có thể trước kia quan điểm này đối với chúng ta là đúng đắn nhưng đối với các con chưa hẳn là đúng. Vì vậy chúng ta không nên áp đặt một cách chàn lan những quan điểm cũ của bản thân mà phải biết chắt lọc quan điểm cho phù hợp, đồng thời không ngừng đổi mới bản thân, tiếp thu những quan điểm đúng đắn để phù hợp hơn với đời sống hiện nay và với con mình.

Mặt khác, cha mẹ không được áp đặt quan điểm, suy nghĩ, hành động của bản thân lên con cái của mình. Thay vì áp đặt quan điểm của bản thân lên con, cha mẹ nên thiên về việc chỉ dẫn con, để con tự hiểu và tự rút ra quan điểm đúng đắn cho bản thân mình thì hơn. Điều này sẽ giúp con tự tin hơn về bản thân, để con cảm nhận được giá trị của những quan điểm mà mình tự đúc rút.

Cuối cùng, thay vì dùng từ “phải”, cha mẹ nên dùng những từ nhẹ nhàng hơn như từ “theo”, “nên”,.... những từ này sẽ giúp giảm bớt rất nhiên tính áp đặt trong lời nói của cha mẹ, khiến con thoải mái hơn và dễ dàng làm theo hơn. Từ đó, tình cảm của cha mẹ và con sẽ luôn được duy trì một cách tốt đẹp.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem