Pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật – Từ góc nhìn so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu

Ngày đăng 05/09/2023
187 Lượt xem

Tác giả

  1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hiện nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ tín dụng tài chính với hơn 200 tổ chức quốc tế và diễn đàn quốc tế. Trong bối cảnh đó, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng gia tăng, nhất là các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất yếu sẽ kéo theo những hậu quả làm phát sinh các vụ tranh chấp có liên quan đến hợp đồng đòi hỏi pháp luật phải kịp thời giải quyết. Khác với việc giải quyết các quan hệ hợp đồng thông thường, việc giải quyết hợp đồng có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến nguyên tắc chọn luật áp dụng vì nó xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật, do một quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của ít nhất hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới là không hoàn toàn giống nhau xuất phát từ những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội khác nhau.

Xuất phát từ đó, việc nghiên cứu đề tài « Pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật – Từ góc nhìn so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu » là một vấn đề cấp thiết. Người nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quát về các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Đồng thời, dưới góc độ so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu cũng như thực tiễn pháp luật Việt Nam, tác giả chỉ ra những bất cập của BLDS 2015 cùng với đó là những đề xuất nhằm hoàn thiện những bất cập trên.

  1. Giải quyết vấn đề

CHƯƠNG 1 : NỘI DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC HỢP ĐỒNG

    1. Các vấn đề lý luận về xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
      1. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự[1]. Khi có yếu tố nước ngoài, hợp đồng trở thành đối tượng của Tư pháp quốc tế với những đặc thù riêng của nó. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng là một quan hệ dân sự, có thể định nghĩa hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo đó, khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 quy định : «Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.»

Trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành của nước ta cũng có những khái niệm tương tự về hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Chẳng hạn, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ Luật hàng hải số 95/2015/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25/11/2015 thì một hợp đồng được xác định là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một bên chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Tại khoản 4 Điều 4 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày 26/11/2014 cũng có cách xác định tương tự. Như vậy, điểm chung của hai văn bản này là đều dựa vào đặc điểm của chủ thể để xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng.

Xuất phát từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm hợp đồng có yếu tố nước ngoài như sau : «Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc là hợp đồng giữa các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện, chấm dứt hợp đồng xảy ra ở nước ngoài hoặc đối tượng của hợp đồng nằm ở nước ngoài.»

      1.  Khái niệm và nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

Xung đột pháp luật là hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong quan hệ hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế thường sẽ xảy ra xung đột pháp luật ở một số vấn đề sau : (i) xung đột pháp luật về tư cách pháp lý của chủ thể tham gia kí kết hợp đồng ; (ii) xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng ; (iii) xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác có thể xảy ra xung đột, như : Chuyển quyền sở hữu, chuyển rủi ro….

 Xuất phát từ khái niệm xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, có thể nhận thấy xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng phát sinh từ hai nguyên nhân chính sau :

Thứ nhất, có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Nguyên nhân này bắt nguồn từ bản chất của quan hệ hợp đồng trong Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ này đề cao sự tự do thỏa thuận của các bên, do đó nó có thể được áp dụng bở

 

[1] Điều 385 BLDS 2015


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem