PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ (TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ)

Ngày đăng 30/12/2022
124 Lượt xem

Tác giả

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI GIẾT HOẶC VỨT BỎ CON MỚI ĐẺ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Giới thiệu khái quát

Trải qua hơn 20 mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi nhân dân, nhiều quy định pháp luật được ban hành, nhằm đổi mới bám sát thực tiễn trong việc bảo vệ quyền con người trong đó có quyền trẻ em.

Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, nhất là Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 về “tăng cưng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”[1]. Bên cạnh những chính sách, chủ trương bảo vệ trẻ em thì vẫn còn một số vấn đề thực tiễn đáng lo ngại khi trẻ em bị xâm hại, bóc lột sức khoẻ, thậm chí nguy hại đến tính mạng.

Trước tình hình vi phạm quyền trẻ em ở một số nơi gây bức xúc trong dư luận xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1863/QĐ-TTg, ngày 23/12/2019 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020-2025 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về “Tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em”.

Trên thực tế trẻ em mới sinh ra có thể người mẹ do ảnh hưởng bởi một số tư tưởng lạc hậu  mà dẫn đến việc vứt bỏ hoặc giết chết con mình khi mới chào đời, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, đây là một hành vi gây bức xúc dư luận, xâm phạm trực tiếp đến quyền được sống được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 tại Điều 19 “mọi người sinh ra đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tướt đoạt tính mạng trái pháp luật” ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 còn ghi nhận tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ  được quy định tại Điều 124 Bộ luật này, như vậy cho thấy Đảng, Nhà nước rất quan tâm và nghiêm khắc đối với hành vi xâm hại trực tiếp đến tính mạng của trẻ em đặc biệt đối với trẻ em vừa mới sinh ra.

    1. Bài viết gồm những nội dung sau đây:
  • Khái quát về tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
  • Quy định pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
  • Những yếu tố cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
  • Các tình tiết giảm nhẹ tội danh và khung hình phạt xử lý
  • Một số giải pháp đề xuất để hạn chế tội phạm
  1. NỘI DUNG
    1. Khái quát tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi những lý do khách quan, chủ quan do hoàn cảnh đặc biệt, bằng những hành động là ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng đứa trẻ mới sinh dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết.

Trước đây tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 94 Bộ luật Hình sự 1999 ghi nhận “Người mẹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”, điều này được tách ra từ khoản 4 Điều 101 Bộ luật Hình sự 1985. So với Bộ luật Hình sự 1985 thì Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi nhưng vẫn kế thừa nội dung của tội danh này thêm vào đó là tội vứt bỏ con mới đẻ và khung hình phạt rất cụ thể cho cả hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt con mới đẻ

    1. Quy định pháp luật về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

Căn cứ Hiến pháp 2013, kế thừa Bộ luật Hình sự 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự năm 2015 ghi nhận rõ ràng tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 gồm hai hành vi:

  • Thứ nhất, hành vi giết con mới sinh ra bởi người mẹ do ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi
  • Thứ hai, hành vi vứt bỏ con bởi người mẹ do ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi dẫn đến đứa trẻ tử vong.
    1. Những yếu tố cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

2.3.1 Chủ thể tội phạm

Chủ thể của hành vi này có phần đặc biệt đó là người mẹ, yếu tố này dùng để phân biệt với với chủ thể tội danh giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 theo đó chủ thể phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là người phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và là người sinh ra đứa trẻ. Như vậy, cho thấy chủ thể của tội danh này bắt buộc người phụ nữ là mẹ ruột của nạn nhân.

2.3.2. Về mặt khách thể

Giết con mới đẻ là hành vi vì lý do nào đó gây đến cái chết cho đứa trẻ mới vừa được sinh ra ngày trong vòng 07 ngày tuổi. Vứt con mới đẻ là hành vi người phụ nữ sinh con trong 07 ngày tuổi mà đem bỏ con ở nơi nào đó không chăm sóc đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết, theo đó trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt và quyền trẻ em không chỉ được quy định trong pháp luật quốc gia mà còn cả pháp luật quốc tế.

Tội phạm xâm hại trực tiếp đến quyền được sống của con người, xâm phạm đến đạo đức xã hội, vi phạm đến Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn tham gia và Luật trẻ em năm 2016 được Quốc hội ban hành nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của đứa trẻ từ khi mới sinh ra.

2.3.3. Về khách quan

Hành vi giết con mới đẻ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: bóp cổ, làm ngạt thở, chôn đứa trẻ trong khi đứa trẻ còn sống, cũng có thể bằng mọi hành động như người mẹ không cho con bú, hay đứa trẻ bị bệnh mà không chăm sóc dẫn đến đứa trẻ chết.

Hành vi vứt con mới đẻ thể hiện khi người mẹ bỏ con mình ở nơi nào đó như nơi ít người mặc cho đứa trẻ không ai thấy dẫn đến đứa trẻ chết mặc dù khi bỏ đứa trẻ vẫn còn sống nhưng người mẹ không quan tâm đến hậu quả xảy ra.

Hậu quả bắt buộc của cấu thành tội này là đứa trẻ chết và để truy cứu tội này cần xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người mẹ và hậu quả đứa trẻ chết, nếu người mẹ vứt bỏ con nhưng được người khác phát hiện nên đứa trẻ không chết thì người mẹ không phạm tội này.

Do những yếu tố như ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu, tập quán,dư luận xã hội về con ngoài giá thú mà người mẹ phải có những hành động gây hại đến tính mạng đứa trẻ, nhưng nhìn lại một số hoàn cảnh khách quan như đứa trẻ bị nhiễm bệnh không thể qua khỏi, không có khả năng nuôi sống đứa trẻ…

2.3.4. Về chủ quan

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, việc xác định lỗi của tội danh này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến, theo đó việc vứt bỏ con mới đẻ có thể chỉ là lỗi cố ý gián tiếp

    1.  Khung hình phạt xử lý

            Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 tại Điều 124 thì có hai khung hình phạt được áp dụng đối với tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

  1. Đối với hành vi giết con mới đẻ bị xử phạt dưới hình thức phạt tù có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm tù.
  2. Đối với hành vi vứt bỏ con mới đẻ bị xử phạt dưới hình thức cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc tuỳ vào tình tiết mức độ phạm tội mà có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Dối với hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm chủ yếu giáo dục, để người mẹ thấy trách nhiệm của mình đối với đứa con do mình sinh ra, chống lại tư tưởng lạc hậu.
    1. Một số giải pháp đề xuất để hạn chế tội phạm
  • Công tác quản lý, giáo dục nhận thức cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ ở các vùng dân tộc thiểu số còn chịu ảnh hưởng bởi tu tưởng lạc hậu được tiêp cần với những kiến thức pháp luật.
  • Đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, coi công tác phụ nữ là trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội.
  • Gia đình, xã hội cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, tạo mọi điều kiện lao động, sinh hoạt và học tập tiếp cận kiến thức giáo dục trong tình hình mới nhất là đối với phụ nữ nông thôn, vùng núi có số đông người dân tộc thiểu số.
  1. KẾT LUẬN

Đảng, nhà nước luôn có nhiều chính sách, chủ trương quan tâm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nhất là đối với trẻ em trong tình hình hiện nay, bắt kịp với xu hướng phát triển đất nước, trẻ em cần được quan tâm hơn vì “Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ. Trong thời gian tới và trong dịp hè này, cần phải đẩy mạnh công tác thiếu niên nhi đồng đạt nhiều kết quả tốt và thiết thực”[2]. Từ bài viết này có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chăm lo, yêu quý trẻ em, Người để lại cho thiếu niên nhi đồng rất nhiều kì vọng. Để đảm bảo không vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em thì việc bảo vệ trẻ em trước những hành vi xâm phạm trực tiếp đến sức khoẻ, tình thần, tính mạng là vấn đề được Đảng, nhà nước ưu tiên hàng đầu.

Với tội danh giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được pháp luật hình sự ghi nhận có thể thấy, cần xác định rõ được 04 yếu tố cấu thành tội phạm có thể thấy trường hợp người mẹ ra tay giết con do chính mình sinh ra hoặc vì lý do nào đó người mẹ vứt bỏ con mình dẫn đến đứa trẻ chết. Bởi ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống xã hội dẫn đến tinh thần người mẹ, dẫn đến nhiều hệ quả là đứa trẻ chết khi chưa được 07 ngày tuổi. Từ đó, chúng ta cần thay một số phong tục lạc hậu, đổi mới trong cách suy nghĩ, nhận thức góp phần cho những đứa trẻ được sinh ra và được bảo vệ bởi hàng rào pháp lý, bảo đảm quyền được sống của con người.

 

 

Minh Duyên, Trẻ em phải được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, https://dangcongsan.vn/xa-hoi/tre-em-phai-duoc-dat-vao-vi-tri-trung-tam-cua-chien-luoc-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-569019.html. ngày truy cập 20-7-2021

 

Nguyễn Văn Thanh, Lời dặn dò trong Di chúc của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng, https://hochiminh.vn/hoc-va-lam-theo-bac/di-chuc/loi-dan-do-trong-di-chuc-cua-bac-ho-doi-voi-thieu-nien-nhi-dong-1836, ngày truy cập 20-7-2021

 

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem