Pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Gia Lai

Ngày đăng 05/09/2023
175 Lượt xem

Tác giả

Sự ra đời và phát triển của phương thức điện tử đã khiến các giao dịch thương mại ngày càng phát triển, mở rộng, vượt qua những rào cản về không gian, thời gian. Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid - 19 càng thấy rõ hơn sự quan trọng của những giao dịch điện tử trong mọi hoạt động xã hội. Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập toàn diện với thế giới về phương diện kinh tế. Việc tiếp thu các thành quả khoa học công nghệ là tất yếu và vô cùng cần thiết, trong đó bao gồm cả việc tiếp thu công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Thương mại điện tử là phương thức thương mại nhanh chóng, thuận tiện nhất và tiết kiệm chi phí, giúp cho việc kết nối giữa các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, còn khá nhiều tổ chức, cá nhân vẫn còn xa lạ với việc kí kết hợp đồng thương mại điện tử để mà qua đó nâng cao hơn hiệu quả và năng lực cạnh tranh trên thương trường của mình. Với sự phát triển, giao dịch điện tử sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Gia Lai là một tỉnh thành có nền kinh tế khá phát triển, việc sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt là giao kết các hợp đồng thương mại điện tử trong những năm gần đây khá phổ biến. Sự quy định khá rõ ràng, khái quát của pháp luật đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện.

Xuất phát từ những lí do đó cùng với việc để nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Gia Lai”. Bài viết nhằm mục đích để thấy rõ hơn vai trò của hợp đồng thương mại điện tử cũng như các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử trong giao kết, thực tiễn áp dụng. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực tiễn để từ đó ra những giải pháp cụ thể, hữu dụng cho doanh nghiệp cũng như góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử nói chung, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử nói riêng. 

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.      Những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng nói chung, trong đó có hợp đồng thương mại và hợp đồng đầu tư nói riêng, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trong khoa học pháp lý và ngay cả trong tư duy con người. Theo đó, có thể hiểu “Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một bên phải là thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại.”[1]

Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Khác với thương mại truyền thống thực hiện dựa trên các tài liệu bằng giấy (hợp đồng, chứng cứ bằng văn bản giấy), thương mại điện tử sử dụng các phương tiện điện tử để giao dịch và lưu trữ thông tin. Hợp đồng thương mại điện tử có thể hiểu là hình thức thể hiện của các hoạt động thương mại điện tử. Pháp luật Việt Nam có xác định khái niệm hợp đồng điện tử, theo đó: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này” (Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005). Như vậy, có thể hiểu hợp đồng thương mại điện tử là hợp đồng thương mại được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu[2] theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. Thông qua các thông điệp dữ liệu được gửi và nhận giữa các chủ thể, hợp đồng điện tử được thiết lập.

Giống như các hợp đồng điện tử thông thường khác, hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây. Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động thương mại điện tử, giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao dịch thương mại điện tử và loại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Đặc biệt hơn trong tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp như hiện nay thì càng thể hiện rõ sự quan trọng của việc giao kết bằng hợp đồng thương mại điện tử.

1.2.     Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử

Luật Việt Nam không nêu rõ khái niệm hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử, nhưng có thể hiểu: “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử là thời điểm bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và kể từ thời điểm đó các bên không được đơn phương thay đổi hoặc chấm dứt các cam kết trong hợp đồng, thậm chí phải chịu trách nhiệm dân sự nếu thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng”. Và Luật thương mại 2005 không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng thương mại cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cùng các quy định có liên quan. Theo đó, có thể xác định một hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

1.2.1.                   Điều kiện về năng lực chủ thể

Chủ thể tham gia giao kết của hợp đồng thương mại là các bên tham gia quan hệ hợp đồng, đó là những người cùng nhau thỏa thuận để xác lập nên quan hệ hợp đồng và cùng nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Chủ thể tham g


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem