Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn dụng tại tỉnh Gia Lai

Ngày đăng 05/09/2023
134 Lượt xem

Tác giả

Đất đai giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế - xã hội cũng như trong nền sản xuất. Các vấn đề pháp lý về đất đai trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của đất đai đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp đất đai diễn ra vô cùng phổ biến và phức tạp kéo theo đó là nhiều hậu quả nặng nề. Vì thế, việc xem xét giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với đất đai và là những biện pháp để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất.

Gia Lai là một tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn đứng thứ hai cả nước. Trong những năm gần đây, các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai xảy ra càng nhiều và càng phức tạp. Mặc dù đã áp dụng khá tốt các quy định của pháp luật để giải quyết, tuy nhiên bên cạnh đó trên thực tế còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ những lý do trên nên đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn dụng tại tỉnh Gia Lai được chọn làm đề tài nghiên cứu của tiểu luận.

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của tiểu luận là làm sáng tỏ dưới góc độ lý luận pháp luật và phân tích quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án; nhận diện một số bất cập trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng để từ đó đề xuất một số giải pháp để các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án được áp dụng một cách quả hơn.

Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong tiểu luận như sau:

Nghiên cứu các nội dung lý luận cơ bản, quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án tỉnh Gia Lai dựa trên việc thu thập số liệu thực tế, phân tích, đánh giá các văn bản liên quan;

Nhận diện và chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp dụng cũng như quy định của pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án;

Xây dựng các định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giiar quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó trong thực tiễn tỉnh Gia Lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các nội dung mang tính lý luận về các quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án; thực trạng áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án.

  Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án trong địa bàn tỉnh Gia Lai.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đề ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:

Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong Chương 1 của đề tài khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận chung về quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án;

Kết hợp áp dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh luật học, phân tích, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu các vấn đề tại Chương 2 của đề tài.

5. Bố cục của tiểu luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luận bao gồm 2 chương.

Chương 1. Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng và giải pháp nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

 1.1.  Các vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai

1.1.1.          Khái niệm

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai (TCĐĐ) là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Trong thuật ngữ Luật học của Trường đại học Luật Hà Nội đã định nghĩa “Giải quyết tranh chấp đất đai: Giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại; đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”[1].

Như vậy, việc giải quyết TCĐĐ[2] được hiểu là một phương thức của con người nhằm tìm ra một giải pháp thích hợp giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất. Giải quyết TCĐĐ là một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các tranh chấp, bât đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với các tổ chức và giữa các tổ chức sử dụng đất với nhau để qua đó phục hồi các quyền lợi bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.

“Đối tượng tranh chấp đất đai” là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp. Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, khong có quyền sở hữu đối với đất đai.

1.1.2.          Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, về chủ thể


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem