PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ QUA THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Ngày đăng 05/09/2023
155 Lượt xem

Tác giả

Đặt vấn đề

Sự gia tăng dân số quá nhanh trong những năm vừa qua dẫn tới nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn. Trong hoàn cảnh năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần, chất thải từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của chúng ta thì vấn đề thay thế dần năng lượng hóa thạch bằng năng lượng xanh đang là vấn đề rất cấp bách. Việt Nam là nước có rất nhiều ưu thế về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và đặc biệt là năng lượng gió. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng sạch thành công hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào cơ thể, chính sách, quyết tâm của chính phủ và nhận thức của cộng đồng về tính cấp thiết trong bảo vệ môi trường. Ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn năng lượng gió trong chiến lược quốc gia về an ninh năng lượng và phát triển bền vững, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ môi trường về phát triển năng lượng gió qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Gia Lai” để làm đề tài tiểu luận.

Giải quyết vấn đề

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ

Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường về phát triển năng lượng gió

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt trời.”

Luật Bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 đưa ra khái niệm: “Năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác”. Đồng thời, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 định nghĩa: “Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo1”.

Theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, một trong các quan điểm phát triển là “chú trọng sử dụng các công nghệ đã được kiểm chứng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, khí sinh học để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp có hiệu quả điện năng cho hệ thống điện quốc gia và nhiệt năng cho nhu cầu nhiệt trong sản xuất và sinh hoạt”2.

Quy định pháp luật bảo vệ môi trường về năng lượng tái tạo

Hiến pháp năm 2013 là cơ sở cho việc ban hành cách quy định pháp luật về môi trường. Hiến pháp 2013 đã quy định3“1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân; 2. Nhà nước có cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phong tránh và giảm nhẹ thiên tại, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và tiêu dùng sạch của tố chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích; 3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh họ phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.

Bên cạnh Hiến pháp với tư cách là đạo luật gốc có ý nghĩa nền tảng chung, các luật đơn hành cũng chứa đựng nhiều quy định về năng lượng tái tạo – năng lượng gió: Luật Bảo vệ môi trường 2014; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010. Ngoài ra, còn có các văn bản dưới luật:

(i) Quyết định số 1855/QĐ- TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2050;

(ii) Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, quyết định đưa ra mức giá điện gió được mua bởi Bên mua điện là 1614 đồng/kWh ( tương đương 7.8 UScent/kWh), trong đó đã bao gồm khoản trợ cập 207 đồng/kWh (tương đương 1,0 UScent/kWh) của Chính phủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư điện gió còn được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; được miễn tiền sử dụng đất, thuê đất, phí bảo vệ môi trường trong toàn bộ dự án…

(iii) Thông tư số 96/2012/ TT – BCT ngày 08/6/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới. Theo đó, để được hỗ trợ giá điện, phải đáp ứng các điều kiện sau: bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện gió nối lưới thuộc địa bàn mình quản lý; việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện được lập theo Hợp đồng mẫu áp dụng cho các dự án điện gió nối lưới do Bộ Công Thương ban hành;

(iv) Thông tư số 06/2013/TT – BCT ngày 08/3/2013 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió. Đồng thời Chính phủ cũng đã cho phép nhà đầu tư nhà máy điện gió được huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; được miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; được ưu đãi về hạ tầng đất đai…

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem