ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU HÌNH THÀNH MÔ HÌNH ĐỂ XÂY ĐỀ ÁN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM CÂU LẠC BỘ PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ

Ngày đăng 31/08/2023
190 Lượt xem

Tác giả

Bên cạnh tầm quan trọng và sự phát triển của các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục tại Việt Nam và trên thế giới thì các tổ chức người học cũng mang lại rất nhiều điểm tích cực trong quá trình đào tạo cho các học sinh, sinh viên. Hiện nay, các tổ chức này được hình thành và phát triển mạnh mẽ dưới mô hình tổ chức của các câu lạc bộ trong các trường đại học và cao đẳng. Các câu lạc bộ không chỉ tạo ra nhiều cơ hội gần gũi giữa các sinh viên và các khoa, trường học mà còn tạo ra một môi trường học hỏi thân thiện, giảm tải áp lực, cho phép sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo.

Ngoài ra trong bối cảnh thông tin về tuyển dụng nhân sự được phổ biến rộng rãi, sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm ngay từ còn khi ngồi trên ghế nhà trường. Và các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến điểm số hay xếp loại bằng cấp mà còn quan tâm đến nhiều kỹ năng làm việc của sinh viên. Đặc biệt đối với chuyên ngành luật, kỹ năng thực hành nghề như phân tích văn bản pháp lý, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng tranh tụng là một đòi hỏi cấp thiết. Vì thế, đặt ra đòi hỏi cho các nhà giáo dục, đào tọa nhân lực ngành luật phải cung cấp, đáp ứng những kỹ năng đó cho sinh viên ngay từ khi còn trong giảng đường. Giải pháp tối ưu cho đòi hỏi cấp thiết đó đã được nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng và đang ngày càng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam, đó là đẩy mạnh hoạt động đào tạo thông qua các phiên tòa giả đinh.

Tại trường Đại học Luật, Đại học Huế đã có khá nhiều câu lạc bộ đội nhóm với đa dạng các lĩnh vực khác nhau, mục đích của các câu lạc bộ đó đều dành cho sinh viên tham gia sinh hoạt và phát triển bản thân. Trong số đó, chỉ có một câu lạc bộ đi theo hướng học thuật chuyên môn ngành Luật và ở đó họ chỉ có một vài hoạt động về tổ chức phiên tòa giả định. Không chỉ vậy, các hoạt động về phiên tòa giả định ấy cũng không phải là hoạt động duy nhất của câu lạc bộ này, do vậy việc tổ chức phiên tòa giả định còn nhiều hạn chế, như chưa quá phổ biến về số lượng người tham gia và đa phần chỉ mới tổ chức phiên tòa giả định về hình sự. Ngoài ra, trường Đại học Luật, Đại học Huế còn tham gia các cuộ thi phiên tòa giả định quy mô quốc tế được tổ chức thường niên. Nhưng thực tế thì nguồn nhân lực đội tuyển còn hạn chế, kỹ năng của sinh viên trong đội tuyển vẫn chưa được thành thục vì chưa có môi trường luyện tập một cách thường xuyên. Vậy nên, việc hình thành một câu lạc bộ học thuật chuyên về mảng tổ chức các phiên tòa giả địn mà dành cho sinh viên chuyên ngành Luật với đa dạng các hình thức phiên tòa, nơi mà mọi thành viên của câu lạc bộ đều tham gia để sinh hoạt, học tập, hoàn thiện và phát triển cả về mặt kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho công việc sau khi ra trường là một vấn đề cấp thiết. Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu hình thành mô hình để xây đề án thành lập và hoạt động thử nghiệm Câu lạc bộ Phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.”

  1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước
    1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tại nhiều cơ sở đào tạo về ngành luật trên thế giới hiện nay, vấn đề về học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngoài chương trình học đã không còn quá mới mẻ đối với nhiều sinh viên. Trên thực tiễn, nhiều mô hình, nhiều câu lạc bộ về học thuật đã và đang được hình thành với đa dạng các hoạt động đi sâu vào chuyên ngành đào tạo. Thể hiện trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu như:

  1. “Why do we moot? Exploring the role of mooting in legal education” của tác giả Andrew Lynch, với nội dung đề cập đến vấn đề cốt lõi sâu xa của việc tranh luận đồng thời cũng làm rõ vai trò động lực của việc tranh luận đối với vấn đề giáo dịch nói chung cũng như đào tạo trong các cơ sở giáo dục về ngành luật nói riêng;
  2. “Mock Trials: Preparing, Presenting, and Winning Your Case” của Steven Lubet, Jill Trumbull – Harris. Bài viết mang khía cạnh chuyên sâu để lý giả về Moot Trial (Phiên tòa giả định), bao gồm bản chất, phương thức, cách thức để chiến thắng cũng như các nguyên tắc cơ bản nhất hình thành nên một phiên tòa giả định thành công;
  3. “Mock Trial are Fun, Informative and Educational” của Donald Larry Crumbley bài viết tiếp cận dưới góc độ khác biệt hơn, khi thay vì tập trung phân tích chuyên sâu về phiên tòa giả định thì bài viết lại chú trọng đến việc làm nổi bật lên sự thú vị, tính đặc biệt của phiên tòa bên ngoài các yếu tố về giáo dục.

Có thể thấy, vai trò quan trọng của việc tiếp cận, rèn luyện các kỹ năng, các kiến thức từ phiên tòa giar định đối với chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp của các sinh viên ngành luật. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên mới chỉ đề cập đến các mô hình phiên tòa giả định tối ưu, lợi ích của việc tham gia và khuyến khích các sinh viên vào phiên tòa giả định nhưng lại chưa đưa ra được giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng và số lượng sinh viên tại các trường đại học tham gia vào các phiên tòa giả định dựa trên mô hình thành lập một câu lạc bộ về phiên tòa giả định dành cho sinh viên chuyên ngành luật.

    1. Tình hình nghiên cứu trong nước

 Ở Việt Nam, đã có nhiều trường đại học áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong quá trình đào tạo, giảng dạy đối với đội ngũ nhân lực ngành luật. Thời gian qua, cũng đã có nhiều chuyên đề, bài viết nghiên cứu hoạt động phiên tòa giả định được đăng trên các sách, tạp chí chuyên ngành về hoạt động giảng dạy, đào tạo nhân lực ngành luật như:

  1. “Đào tạo Luật thông qua mô hình phiên tòa giả định” của tác giả Trần Việt Dũng. Bài viết đề cập dưới góc nhìn chuyên sâu về mối liên kết giữa mô hình phiên tòa giả định với việc đào tạo Luật tại các trường đại học trên cả nước. Đưa ra ưu điểm nhằm đẩy mạnh xu hướng phát triển các mô hình phiên tòa giả định trong giáo dục về ngành luật ở nước ta;
  2. “Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật” của tác giả Trần Việt Dũng, Nguyễn Chí Hằng Hải. Bài viết tập trung phân tích các kỹ năng cần có của nguồn nhân lực ngành luật ưu tú (mẫu điển hình cho những người tư vấn và thực hành pháp lý), trình bày tổng quan về hoạt động phiên tòa giả định và lợi ích của việc đưa mô hình vào chương trình giảng dạy kỹ năng pháp lý và giới thiệu một chương trình giảng dạy kỹ năng mẫu của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Singapore (NUS);
  3. “Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân” của ba tác giả Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà và Trần Võ Như Ý. Bài viết đề cập về phiên tòa giả định dưới góc nhìn sinh viên, làm nổi bật lên các điểm tối ưu của quá tình áp dụng phiên tòa giả định đối với việc xây dựng và rèn luyện kỹ năng chuyên ngành của sinh viên Luật.

Những chuyên đề, bài viết trên cho thấy sự quan tâm rất lớn về hoạt động phiên tòa giả định trong đào tạo nhân lực ngành luật ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong đó các tác giả cũng chỉ đa phần tập trung làm rõ các vấn đề về ưu điểm của việc áp dụng phiên tòa giả định đối với sinh viên và giải pháp để có thể áp dụng phiên tòa giả định trong quá trình giảng dạy. Nhưng trên thực tế, mỗi sinh viên sẽ có thể áp dụng phiên tòa giả định đạt được hiệu quả tương tự như nhằm được áp dụng chúng trong khi tham gia các câu lạc bộ học thuật tại trường đại học với những ưu điểm vượt trội như: Môi trường rèn luyện thuận lợi, hạn chế được áp lực học tập, dễ dàng tạo nên sự hứng thú, không chỉ phát triển kỹ năng qua việc tham gia phiên tòa giả định mà còn có định hướng phát triển toàn diện nhiều hơn những kỹ năng khác cho sinh viên.

  1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1. Mục đích nghiên cứu
  • Đề xuất mô hình câu lạc bộ phiên tòa giả định dành cho sinh viên chuyên ngành Luật tại trường Đại học Luật, Đại học Huế;
  • Đưa ra những biện pháp nhằm duy trì và phát triển các câu lạc bộ học thuật phiên tòa giả định dành cho sinh viên Luật tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
    1. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • Đánh giá nhu cầu tham gia câu lạc bộ học thuật với mực đích chính hướng đến các hoạt động về phiên tòa giả định của sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế trong khoảng thời gian gần đây;
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây khó khăn trong việc tham gia một câu lạc bộ về học thuật của sinh viên cũng như khó khăn trong hoạt động của các câu lạc bộ tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế để từ đó đưa ra các định hướng, các sửa đổi trong cơ cấu và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ học thuật phiên tòa giả định.
  • Xây dựng nên kế hoạch, đề án tạo lập và phát triển câu lạc bộ phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: mô hình câu lạc bộ dành cho sinh viên Luật và khả năng thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ phiên tòa giả định tại trường Đại học Luật, Đại học Huế.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem