KIẾN THỨC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU VÀ CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

Ngày đăng 05/09/2023
232 Lượt xem

Tác giả

Cổ phiếu là loại chứng khoán, được phát hành dưới dạng chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Người nắm giữ cổ phiểu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó (Điều 121.1 LDN).

I.    CÁC LOẠI CỔ PHIẾU

Một số mã cổ phiếu trên thị trường

Thông thường, hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành các dạng cổ phiếu:

Cổ phiếu thường: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được: Quyền tự do chuyển nhượng; Quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông; Được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.

Cổ phiếu ưu đãi: Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như sau: Lợi tức ổn định; Không có quyền được bầu cử, ứng cử; Được nhận cổ tức đầu tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước sau đó mới đến cổ đông thường. Cổ phiếu ưu đãi gồm các loại: 

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

II.    VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Lợi nhuận cao trong dài hạn: Khi nắm giữ chứng khoán thực chất là quý khách đang sở hữu một phần doanh nghiệp. Mức lợi nhuận quý khách thu được khi gửi tiết kiệm là cố định và chỉ khoảng 6-7%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20% năm. Việc của chúng ta là chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để mua cổ phiếu của các công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, quý khách sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. 

Chứng khoán là tài sản thanh toán cao nhất chỉ sau tiền mặt. Thanh khoản được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Khi buôn bán mặt hàng nào đó, chúng ta chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Nhu cầu mua cổ phiếu hay bán của quý khách sẽ được đáp ứng trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường chứng khoán (khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), chứng khoán của quý khách có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng.

Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt. Chúng ta không cần tích lũy nhiều tiền mới có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu như đầu tư vào bất động sản, so với một căn nhà 1 tỷ đồng, chúng ta chỉ cần vài triệu đồng, thậm chí là vài trăm đồng là đã có thể mua bán cổ phiếu trên thị trường. Chúng ta cũng không phải chờ vài tháng hay vài năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm, thời gian tối thiểu mà nhà đầu tư cần để năm giữ một cổ phiếu là 2 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như kỳ vọng, quý khách có thể bán bất cứ lúc nào.

 

III.    HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ

Hình ảnh minh họa bảng giá chứng khoán cơ sở

Việc đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch (mua/bán cổ phiếu trên sàn) thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định.

1.    THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính: HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh). Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) đều có một bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký). Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

2.    TẠI SAO CẦN BIẾT ĐỌC BẢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN?

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện thông tin liên quan đến giá, giao dịch cổ phiếu và các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai. Tại Việt Nam, có hai bảng giá riêng biệt là HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh) và HNX (Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Ngoài hai bảng giá chính thức trên, mỗi công ty chứng khoán hoặc quản lý quỹ sẽ có bảng giá riêng, với các thông số được cập nhật giống nhau từ Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Nếu biết cách đọc bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư sẽ nắm được các cổ phiếu nào đang chờ mua/ chờ bán/  khớp lệnh, diễn biến thị trường và ra chiến lược hiệu quả. Biết cách đọc bảng điện tử chứng khoán sẽ giúp chúng ta theo dõi được tình hình thị trường và ra quyết định đặt lệnh phù hợp.

3.    CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

Minh họa mã cổ phiếu và giá trần, giá sàn, giá tham chiếu (TC)3.1.    Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A-Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

  • Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV)

Một dạng mã có nhiều chữ cái như E1VFVN30 là chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục ETF. Loại quỹ này mô phỏng thụ động theo một chỉ số nhất định. Bạn có thể giao dịch chứng chỉ quỹ ETF này như một mã cổ phiếu cơ sở. Ngoài các mã cổ phiếu có 3 chữ cái và các mã ETF, cột Mã chứng khoán còn có một số mã gồm nhiều chữ cái khác. Đây là các mã chứng quyền được các công ty chứng khoán phát hành. Nhà đầu tư có thể giao dịch các chứng quyền này với mức giá rẻ hơn so với các mã cổ phiếu thông thường.

Không chỉ vậy, khi chúng ta nhấn vào một mã cổ phiếu bất kỳ, giao diện bảng giá sẽ mô tả toàn bộ những thông tin quan trọng về cổ phiếu đó. Tiêu biểu có thể kể đến như đồ thị giá, độ sâu thị trường, lịch sử và biểu đồ khớp lệnh…

3.2.    Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tha chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOm, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3.3.    Giá trần (Trần) hay Giá tím

Là mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • * Sàn HOSE: Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • * Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng + 10% so với Giá tham chiếu;
  • * Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

3.4. Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Là mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • •    Sàn HOSE: Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • •    Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • •    Sàn UPCOM Giá sàn là mức giá giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

3.5.    Giá xanh

  • Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần

3.6.    Giá đỏ

  • Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn

3.7.    Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

  • Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

3.8.    Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “KL3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

3.9.    Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “KL3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

3.10.    Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

3.11.    Giá cao nhất (Cao)

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

3.12.    Giá thấp nhất (Thấp)

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn)

3.13.    Giá trung bình (Trung bình)

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất

3.14.    Cột Dư mua/Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua/ Dự bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua/Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

3.15.    Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán).

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

4.    CÁC CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG (HÀNG TRÊN CÙNG)

4.1.    Chỉ số VN – Index: 

Thể hiện biến động giá cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP.HCM (sàn HOSE), là kết quả so sánh giá trị vốn hoá của thị trường tại thời điểm hiện tại với giá trị vốn hoá của thị trường cơ sở (nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.

Hiểu đơn giản là chỉ số Vn-Index cho chúng ta biết được giá trị vốn hoá của thị trường tại thời điểm hiện tại đã thay đổi bao nhiêu lần so với giá trị vốn hoá của thị trường khi giao dịch ngày đầu tiên (ngày 28/07/2000).

** Công thức tính chỉ số VN-INDEX

  • VN-Index = (Giá trị vốn hóa hiện tại / Giá trị vốn hóa cơ sở) x 100

Trong đó:

  • Giá trị vốn hóa hiện tại là tổng của số lượng toàn bộ cổ phiếu và giá trị của mỗi mã được niêm yết trên sàn HOSE vào thời điểm hiện tại.
  • Giá trị vốn hóa cơ sở là tổng của số lượng toàn bộ cổ phiếu và giá trị của mỗi mã được niêm yết trên sàn HOSE vào thời điểm cơ sở.

Công thức tính chỉ số VN-Index áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK TP.HCM (sàn HOSE). Chỉ số này sẽ được tính toán và thay đổi trong thời gian diễn ra phiên giao dịch, sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số.

4.2.    Chỉ số VN30 – Index: 

** Chỉ số VN 30 – Index là gì?

Bắt đầu từ ngày 06/02/2012, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã lập và đưa vào sử dụng chỉ số VN30-Index. Cụ thể: 

  • Chỉ số VN30-Index bao gồm 30 cổ phiếu được niêm yết tại sàn HOSE, nó có giá trị vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất. Cụ thể, nhóm 30 cổ phiếu này chiếm lên đến 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường.
  • Chỉ số VN30-Index được ra đời nhằm mong muốn sẽ phản ánh tốt hơn mối quan hệ giữa cung và cầu của cổ phiếu trên thị trường. Đây là điều mà chỉ số VN - Index đôi khi không được phản ánh thật sự chuẩn xác. 

** Chỉ số VN30 có ý nghĩa gì?

Để góp phần hiểu rõ hơn về chỉ số VN30 để sử dụng hiệu quả hơn trong đầu tư, bạn có thể tham khảo kỹ các ý nghĩa sau đây:

  • Chỉ số VN30 nhận định được hiệu suất của các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và lượng thanh khoản cao: VN30 được xem là chỉ số đại diện cho các cổ phiếu của doanh nghiệp có vốn hóa lớn, còn được gọi là cổ phiếu Bluechip. Các cổ phiếu thuộc nhóm này thường có tiềm năng về mặt tài chính, là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả. Do đó, những cổ phiếu này rất được các nhà đầu tư quan tâm.
  • Chỉ số VN30 mô tả hoạt động các công ty đầu ngành ở các lĩnh vực khác nhau: Để có thể nằm trong rổ VN30, các công ty phải đứng đầu ngành trong lĩnh vực tương ứng. Vì nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ bị thay thế bởi các công ty cùng ngành khác có sự phát triển và tiềm năng hơn. Các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đánh giá xu hướng thị trường và đưa ra lựa chọn đầu tư vào ngành và lĩnh vực phù hợp.
  • Chỉ số VN30 thể hiện được xu hướng đầu tư của các lĩnh vực trọng điểm: Chỉ số VN30 liên tục biến động và thay đổi kể từ khi xuất hiện. Các mã cổ phiếu khi không đủ tiêu chuẩn chọn lọc theo quy định sẽ bị đào thải khỏi rổ 30 cổ phiếu. Sự biến động này thể hiện được xu hướng quan tâm của các nhà đầu tư đang dịch chuyển từ công ty này sang công ty khác hoặc lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Các nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số VN30 để nhận biết được nhóm ngành nào đang có tiềm năng dẫn đầu và có cơ hội đầu tư phát triển cao.  

** Các tiêu chí để chọn vào VN30?

Các cổ phiếu nằm trong danh sách VN30 cần đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nhất định về: vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng, tính thanh khoản, thời gian niêm yết. Cụ thể như sau: 

  • Vốn hóa: Lấy 50 cổ phiếu tại sàn HoSE và có giá trị vốn hóa thị trường bình quân hàng ngày trong 6 tháng cao nhất và sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
  • Free-float (chuyển nhượng tự do): Những cổ phiếu nào có tỷ lệ lưu hành tự do dưới 5% sẽ bị rút khỏi danh sách VN30. 
  • Tính thanh khoản: Các cổ phiếu sẽ được sắp xếp từ cao đến thấp về giá trị giao dịch hàng ngày bình quân trong 6 tháng. Lọt vào VN30 sẽ là 20 cổ phiếu có thứ hạng đầu tiên trong tiêu chí này.
  • Thời gian niêm yết: Các cổ phiếu cũ sẽ được ưu tiên, sau đó mới lựa chọn đến các cổ phiếu mới. Điều kiện là phải được niêm yết trên 6 tháng (tuy nhiên chỉ cần niêm yết 3 tháng nếu đạt top 5 vốn hóa thị trường).

Theo quy định, danh sách VN30 sẽ được công bố trên website chính thức của sàn HoSE vào ngày thứ 2, tuần thứ 4 của mỗi tháng 1 và tháng 7 hàng năm. 

Công thức tính chỉ số VN30

Bạn có thể tham khảo công thức tính chỉ số VN30 như sau:

  • VN30-INDEX = CMV/BMV
  • CMV = ΣiN* 100 = P1i*Q1i*f1i*c1i
  • BMV = ΣNi = P0i*Q0i*f0i*c0i

Trong đó: 

  • CMV là tổng giá trị vốn hóa của 30 công ty thuộc VN30 và được xác định tại thời điểm hiện tại.
  • BMV là giá trị vốn hóa của 30 công ty thuộc VN30 và được xác định tại thời điểm cơ sở.
  • P1i là mức giá của cổ phiếu và được xác định tại thời điểm hiện tại.
  • Q1i là số lượng của cổ phiếu và được xác định thời điểm hiện tại.
  • f1i là tỷ lệ cổ phiếu tự do trên thị trường.
  • c1i là hệ số tỷ trọng giới hạn vốn hóa của cổ phiếu i. Giới hạn này có điều kiện không vượt quá 10%.
  • P0i là mức giá của các cổ phiếu và được xác định tại thời điểm cơ sở.
  • Q0i là khối lượng cổ phiếu được xác định tại thời điểm cơ sở.

4.3.    Chỉ số VNX AllShare: 

Là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX). Chỉ số này có ý nghĩa:

Phản ảnh toàn cảnh thị trường: VNX AllShare là chỉ số duy nhất được tổng hợp từ cả hai sàn HOSE và HNX. Nó giúp nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn toàn cảnh về tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước khi xuất hiện chỉ số này, thị trường chứng khoán thường được đánh giá bằng hai chỉ số riêng biệt là VN-Index và HNX-Index. Điều này gây ra những khó khăn nhất định trng việc nhìn nhận thị trường chung. Ngoài việc dùng làm chỉ báo, VNX AllShare còn được xem là một tài sản cơ sở, giúp các quỹ đầu tư đánh giá và phân chia nguồn vốn cho phù hợp.

Góp phần nâng hạng thị trường: Sự ra đời của VNX AllShare cũng là yếu tố cần để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là xu hướng chung của hầu hết các thị trường lớn trên thế giới. VNX AllShare là đại diện tiêu biểu nhất cho thị trường, góp phần thể hiện sự minh bạch và củng cố niềm tin từ phía nhà đầu tư. Ngoài ra, trong tương lai, tùy thuộc vào tình hình thị trường, hai Sở Giao dịch sẽ xem xét nâng cao các điều kiện sàng lọc sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

4.4.    Chỉ số HN – Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

4.5.    Chỉ số HNX30 – Index: 

Là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc.

** Ý nghĩa của chỉ số HNX 30 là gì?

Chỉ số HNX30 giúp nhà chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về tình hình biến động của cổ phiếu trên thị trường:

  • Hai chỉ số HNX30 và HNX – Index thể hiện phần nào sức khỏe của nền kinh tế trong thời điểm hiện tại. Nếu nền kinh tế suy thoái đi xuống, thì 2 chỉ số này có xu hướng giảm hoặc tăng điểm rất mạnh. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển mạnh, hai chỉ số này cũng sẽ có xu hướng tăng nhanh.
  • Chỉ số này phản án giá cả của 30 mã cổ phiếu trong rổ HNX30
  • Các cổ phiếu được chọn trong rỗ đều là những cổ phiếu tốt, có khả năng thanh khoản cao. Là cơ sở, căn cứ giúp nhà đầu tư chọn lọc cổ phiếu một cách dễ dàng, tốt nhất.

** Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu vào rỗ HNX30 là gì?

HNX30 bao gồm 30 mã cổ phiếu, những mã cổ phiếu có thể lọt rỗ vào bộ chỉ số này cần đáp ứng được những tiêu chí về: thanh khoản, giá trị vốn hóa, mức tập trung của các nhóm ngành. Danh sách 30 mã cổ phiếu này sẽ được xem xét định kỳ 6 tháng một lần. Sau 6 tháng, nếu các mã cổ phiếu nằm trong 3 điều khoản sau sẽ bị loại khỏi rỗ:

  • Mã cổ phiếu bị kiểm soát, ngừng giao dịch trong vòng 3 tháng
  • Tỷ lệ tự do chuyển nhượng cổ phiếu thấp, ở mức dưới 50%
  • Cổ phiếu có thời gian niêm yết trên sàn dưới 6 tháng (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được Hội đồng thông qua).

Các bước chọn lọc cổ phiếu có đủ tiêu chí HNX30:

Bước 1: Chọn lọc ra 100 cổ phiếu có giá trị bình quan giao dịch cao nhất trong 12 tháng gần nhất.

Bước 2: Tiếp tục loại, giữu lại 70 cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất.

Bước 3: Trong 70 cổ phiếu vừa chọn, kiểm tra tính thanh khoản. Mã cổ phiếu nào trong 6 – 12 tháng có tỷ lệ nhỏ hơn 0,2% sẽ bị loại.

Bước 4: Lựa chọn 30 mã cổ phiếu có tỷ lệ chuyển nhượng lớn nhất, đảm bảo mỗi ngành không vượt quá 20% cổ phiếu trong rỗ.

So sánh hai chỉ số VN30 và HNX30

HNX30 và VN30 đều là những chỉ số có vai trò giúp các nhà đầu tư chọn lọc các mã cổ phiếu tốt nhất trên 2 sàn HNX và HSX trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chỉ số này được nhiều nhà đầu tư coi là “cái bóng” của chỉ số VN30 về cả chất lượng lẫn hình thức. Tuy HNX30 xuất hiện sau nhưng chưa cho thấy được sự cải tiến khác biệt so với chỉ số VN30. Vì vậy, chỉ số VN30 có xu hướng hấp dẫn nhà đầu tư hơn là HNX30.

Điểm khác biết duy nhất mà chỉ số này tạo ra khác với VN30 là vấn đề “Công bố thông tin biến động của chỉ số”. Các thông tin biến động đó dựa trên cơ sở tỷ lệ chuyển nhượng tự do của các cổ phiếu thành phần, thời gian thực, tỷ lệ trong vốn hóa của từng mã thành phần và giá trị thị trường theo tỷ lệ tự do chuyển nhượng.

4.6.    Chỉ số UPCOM

Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM. 

Ý nghĩa: UPCOM-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tại SGDCK HN và giao dịch tại sàn giao dịch UPCOM. Chỉ số được tự động cập nhật liên tục. Sự biến động về giá cổ phiếu sẽ làm thay đổi giá trị chỉ số, đồng thời được so sánh tăng giảm đối với phiên giao dịch trước bằng %.

Ví dụ: Phiên đóng cửa ngày 18/1/2019 chỉ số UPCOM-Index là 53.18  điểm:

  • Số điểm giảm so với phiên trước: 53.18—53.29 = 0.12 điểm
  • % điểm tăng so với phiên trước: 0.12/53.29*100% = 0.23%.

Chỉ số tăng do đâu:

  • + Do giá từng cổ phiếu tăng
  • + Do số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm (niêm yết mới)

UPCOM=Index chính là Giá của Tổng thị trường UPCOM.

Lưu ý: Nguyên nhân thị chỉ số UPCOM-INDEX chậm phát triển do ít các cổ phiếu tốt và các cổ phiếu có xu hướng chuyển lên HNX, HSX (Diễn biến chỉ số UPCOM-INDEX trên Chart)

** Điểm hạn chế của chỉ số UPCOM-INDEX

 UPCOM-Index = (MV / Hệ số chia ) x 100

Công thức tính dựa trên tổng giá trị vốn hoá của toàn bộ số lượng cổ phiếu niêm yết tại HNX và giao dịch tại sàn UPCOM có tỷ lệ free-float >5%.

Không hạn chế tỷ lệ vốn hoá của cổ phiếu lớn.

=> Do đó chỉ số UPCOM-INDEX bị chi phối bới một số cổ phiếu vốn hoá lớn nhứ: BAB, HVN,QNS,VIB, LPB, BSR…(xem báo cáo bộ chỉ số)

Một số cổ phiếu mặc dù không có thanh khoản nhưng biến động giá lớn dẫn đến chi phối điểm số UPCOM-INDEX (Như VIB, MCH…)

Do đó nhiều khi chỉ số bị bóp méo bới một số cổ phiếu lớn, dẫn đến phản ánh không đúng diễn biến của thị trường (Xanh vỏ đỏ lòng)…


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem