Đừng mong con mình là thiên tài

Ngày đăng 29/01/2024
100 Lượt xem

Tác giả

Bố ơi, hôm nay con thi được 8 điểm”

“Chỉ 8 điểm thôi à? Sao thấp thế”
“Mẹ ơi mẹ nhìn bức tranh con vừa vẽ này, có đẹp không mẹ”

“Trời, sao con vẽ xấu vậy, con vẽ lại đi”

“Sao con kém vậy chứ”

“Sao bố mẹ lại có một đứa con kém cỏi như con chứ”

....

Đây là những câu nói bố mẹ thường nói với đứa con kém cõi của mình. Không phải những lời quát tháo hay lời cay độc những sức sát thương của nó có thể so với một con dao sắc bén.

...

Bất kỳ bố mẹ nào đều muốn con mình thành tài, đều muốn con mình tài giỏi hơn người khác. Ai cũng có kỳ vọng cao về con mình, kỳ vọng con mình sau này sẽ làm ông nọ, bà kia, sẽ là niềm tự hào của gia đình. Nhưng trên đời sao có nhiều người tài giỏi như vậy? Nhưng đứa trẻ thông minh và có tài năng thật sự chỉ là số ít, phần lớn trẻ em đều bình thường giống như các bạn cùng trang lứa.

Vậy vì sao bố mẹ biết sự thật này nhưng vẫn dùng những câu nói chê trách các con mình?

Nguyên nhân đầu tiên là bố mẹ không muốn con mình thua kém với người khác. Suy nghĩ này khiến bố mẹ có yêu cầu ngày càng cao đối với con mình, và khi màn thể hiện của con không đạt đến yêu cầu bản thân đã đề ra,  bố mẹ tất nhiên sẽ chê trách, cằn nhằn để thể hiện sự không hài lòng của mình.

Nguyên nhân thứ hai là bố mẹ muốn dùng cách này để tạo động lực cho các con, để các con không ngừng phát triển bản thân. Muốn cho các con biết, bản thân đang còn yếu kém và có nhiều thiếu sót, từ đó nỗi lực hơn, đạt được nhiều thành công hơn.

Vì hai nguyên nhân này, bố mẹ thường sẽ nói ra những lời nói chê trách đối với các con mình.

Nhưng làm như vậy, các con có thật sự tốt hơn không?

Câu trả lời là phần lớn là không, thậm chí là ngược lại. Những câu nói này sẽ tạo nên áp lực vô hình với con.

Chúng ta đều biết, tâm hồn của trẻ con không giống người lớn, chúng rất mỏng manh, dễ suy nghĩ lung tung, dễ vui dễ buồn. Nếu chúng ta dùng những lời chê trách  đối với các con mình, chúng sẽ rất buồn, điều đó là chắc chắn, không ai thích bị người khác chê trách cả, kể cả bị bố mẹ chê trách cũng không được.

Không những vậy, khi bị chê trách quá nhiều, đứa trẻ sẽ trở nên thiếu tự tin, không dám thể hiện bản thân vì khi thể hiện đứa trẻ sẽ sợ bị chê trách. Thậm chí nặng hơn, đứa trẻ sẽ bị các bệnh về tâm lý, chủ yếu là trầm cảm.

Áp lực quá lớn có thể đè ép tâm hồn của đứa trẻ khiến nó trở nên khép mình lại, rồi đến một ngày, bố mẹ sẽ nhận ra, con không còn nói chuyện nhiều với mình như trước nữa. Đứa trẻ thường hay ở trong phòng một mình, chơi một mình, ít khoe với bố mẹ về những thành tích của bản thân, chỉ làm những điều bố mẹ bảo nó làm. Và rồi thêm một thời gian nữa, khi ở chung với con, bố mẹ sẽ nhìn thấy trong mặt đứa bé xuất hiện sự sợ hãi, sự e ngại, hành động của đứa bé cũng thể hiện rõ sự e ngại với bố mẹ của mình.

Đến lúc này, nếu bố mẹ không nhận ra và chủ động thay đổi bản thân, có những biện pháp khắc phục vấn đề này, đứa trẻ chắc chắn sẽ gặp vấn đề về tâm lý.

Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thay đổi chuyện này?

Trước hết, bậc phụ huynh phải bỏ đi tâm lý con minh phải hơn người, con mình phải thông minh đa tài, các bậc phụ huynh phải chấp nhận một sự thật đó là con mình chưa chắc đã là một thiên tài mà là một người bình thường. So với việc yêu cầu con mình phải bằng hay hơn người khác, bố mẹ có thể thử quan sát đứa trẻ, giao lưu nhiều hơn với con để hiểu rõ về con mình, hiểu rõ về thế mạnh và điểm yếu của con. Từ việc hiểu con, bố mẹ sẽ có phương pháp giáo dục phù hợp để con có thể phát huy điểm mạnh của mình, đồng thời khắc phục những điểm yếu của bản thân.

Thứ hai, các bậc phụ huynh phải giảm thiểu đến mức tối đa, thậm chí chấm dứt việc sử dụng những câu nói đối với con trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì những lời chê trách, bố mẹ nên động viên con, khen ngơi con để con có thêm động lực để cố gắng. Bố mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn, nói chuyện với con nhiều hơn để con cái mở lòng với mình, như vậy vừa có thể tăng lên tình cảm giữa bố mẹ và con, vừa để bố mẹ hiểu con hơn.

Cuối cùng, bố mẹ phải ghi nhớ câu nói: “Cần cù bù thông minh”, người thông minh chỉ là số ít nhưng người cần cù phần lớn sẽ thành công. Và câu nói: “Người thành công không nhất thiết phải thông minh nhưng chắc chắn phải chăm chỉ”. Bởi vậy, so với việc bắt con mình phải thông minh hơn người, phải có tài năng kiệt xuất, bố mẹ nên dạy cho con về sự cần cù, để đứa trẻ có được đức tính này từ sớm, đề cao sự cần cù, chăm chỉ trong cuộc sống. Để đứa bé hiểu hiểu rằng, cho dù bản thân có tài năng đến đâu đi chăng nữa nhưng không có sự chăm chỉ thì không thể thành công được.

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem