Đừng chiều chuộng con quá mức

Ngày đăng 13/02/2024
71 Lượt xem

Tác giả

Con: “Bố ơi, con muốn mua cái áo này”

Bố: “Được thôi, miễn là con của bố thích”

...

Con: “Mẹ ơi, mẹ cho con xin tiền đi chơi với bạn”

Mẹ: “Bao nhiêu vậy con”

Con: “1 triệu mẹ ạ”

Mẹ: “Được thôi, mẹ sẽ cho con 1 triệu rưỡi để đi chơi cho thoải mái”

....

Đọc những đoạn hội thoại này, các bạn có thấy quen hay không? Đây là những cuộc đối thoại giữa các con và những người bố mẹ chiều chuộng của mình.

...

Bố mẹ nào đều như vậy thôi, đều muốn danh cho con cái của mình những điều tốt nhất, muốn chiều chuộng con cái của mình để chúng được lớn lên thật hạnh phúc. Điều đó là hoàn toàn đúng và bố mẹ nào cũng phải có.

Nhưng, mọi chuyện đều phải có giới hạn của nó, bất kỳ thứ gì nhiều cũng không tốt, việc chiều chuộng con cái cũng giống như vậy.

Chiều con một cách thái quá sẽ khiến con trở nên ích kỷ, tự mãn về bản thân, việc tự mãn và ích kỹ đó sẽ dần dần khiến đẩy đứa trẻ đến bờ vực thẳm. Như vậy, việc bố mẹ chiều chuộng con quá mức không phải là đang thể hiện tình yêu thương của bản thân với con mà là đang hại con, đưa con đi lên một con đường mà phía cuối con đường chính là ngỏ cụt.

Vậy nên chúng ta không nên chiều chuộng con mà phải khắt khe với con, như câu thành ngữ mà ông bà ta thường hay nói “Thương cho voi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay sao?

Tất nhiên là không rồi.

Việc khắt khe với con, không chỉ không giúp con tốt hơn mà còn ngược lại, khiến đứa trẻ trở nên sợ hãi với chính bố mẹ của mình. Chúng ta đều biết, những đứa trẻ nhất là những đứa trẻ trong độ tuổi dậy thì, chúng thường có tâm lý thể hiện bản thân trước những người xung quanh, sự sợ hãi của nó đối với bố mẹ chắc chắn là điều không được chấp nhận, chúng sẽ làm mọi cách để bản thân có thể thể hiện mình, thể hiện rằng mình không sợ hãi với bất kỳ điều gì, cho dù đó là bố mẹ của mình (những người đã khiến đứa trẻ sợ hãi trước đây). Tâm lý thể hiện đó của đứa trẻ có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nhất là việc đứa trẻ sẽ trở nên khép mình lại, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực (Trở nên cứng đầu, không nghe khuyên bảo, bạo lực, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.....)

Mặt khác, nhiều bố mẹ rất yêu thương con của mình, họ không nỡ quát mắng con một lời hay đánh con một cái, và tâm lý chiều chuộng con trẻ đã ăn sâu vào nhận thức của họ khiến họ không thể dừng việc này lại được.

Vậy chúng ta phải làm như thể nào?

Chúng ta chắc chắn không thể quá khắt khe với con nhưng cũng không thể quá chiều chuộng chúng.

Theo tôi, việc chiều chuộng của bố mẹ nên tiết chế lại, mọi người không nên đáp ứng ngay lập tức những yêu cầu thái quá của con mà chỉ đáp ứng những yêu cầu chính đáng.

Đối với những yêu cầu như đi chơi, mua đồ chơi, mua bánh ngọt,.... của con, chúng ta sẽ đáp ứng theo một cách khác, đó là yêu cầu con phụ giúp việc nhà hay cố gắng trong một việc nào đó, và những thứ đứa trẻ yêu cầu sẽ là phần thưởng của chúng.

Điều này sẽ giúp con cảm thấy bản thân có thành tựu, thấy việc làm của bản thân sẽ được hồi báo xứng đáng. Đồng thời điều này cũng giúp con hiểu sớm một chân lý đó là trên thế giới này chỉ có nỗi lực không ngừng mới có thể thu về thành công tương xứng, giúp con chăm chỉ hơn, có ý thức hơn trong những công việc sau này.

Mặt khác, làm như vậy sẽ giúp đứa trẻ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn đồ đạc của bản thân, tránh việc chỉ mua không dùng hay dùng một cách cẩu thả. Vì đây là thứ mà con đã nỗi lực để có được, con tất nhiên sẽ muốn giữ gìn công sức của bản thân.

 Tất nhiên, giá trị của những thứ con yêu cầu phải bằng với những việc chúng ta yêu cầu con làm hoặc kết quả mà con đạt được.

Chúng ta không thể chỉ yêu cầu con quét dọn phòng của mình nhưng lại mua cho con một bộ đồ chơi cả triệu động, điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy quá dễ dàng, sẽ khiến những nỗi lực của chúng ta trở nên vô ích.

Chúng ta cũng không thể chỉ vì con muốn mua một cái bánh kem mà yêu cầu con phải đạt thành tích học nhất trường được, điều này khiến con cảm thấy quá khó thực hiện và không đáng để con thực hiện.

Như vậy, trước khi yêu cầu một điều gì đó đối với con, bố mẹ phải cân nhắc thật kỹ những yêu tố:

  • Việc đó có phù hợp với độ tuổi, khả năng của con hay không?
  • Giá trị của công việc hay yêu cầu có tương đương hoặc sấp xỉ giá trị của món đồ con muốn mình mua hay không?
  • Khả năng chi trả của bản thân và gia đình có phù hợp hay không?
  • Con có thật sự muốn mua hay không, hay là đó chỉ là sự hứng khởi nhất thời.

Khi đã cân nhắc đầy đủ những vấn đề trên, các bạn có thể đưa ra yêu cầu phù hợp, quyết định việc mua hay không mua, mua lúc nào, các đưa cho con như thể nào cho phù hợp với con


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem