Đừng bỏ rơi con

Ngày đăng 14/02/2024
72 Lượt xem

Tác giả

Đừng bỏ rơi con”

Đây là câu nói tôi rất muốn truyền đạt cho các bậc cha mẹ, nhất là người người trẻ. “Đừng bỏ rơi con mình, hãy ở lại với chúng nhiều hơn”

Các bạn đang tự hỏi: “vì sao tôi lại nói như vậy?”. Hoặc là các bạn đang tự nhủ “Mình đâu bỏ rơi con đâu, mình vẫn nuôi nó mà, trường hợp này không phải của mình.”.... và vô vàn những ý nghĩ khác nữa. Điểm chung trong những ý nghĩ này là bản thân các bạn không hề bỏ con, các bạn vẫn nuôi con, nên câu nói của tôi không phải nói cho các bạn.

Nhưng những người cha, người mẹ của tôi ơi, câu nói này của tôi không chỉ nói với những người đã nhẫn tâm bỏ rơi con của mình ở trại trẻ mồ côi, vứt nó ra đường hay ruồng bỏ nó bằng cách nào đó.

Tất nhiên những người này đều phải bị lên án và suy nghĩ kỹ lại về những hành động của bản thân nhưng điều đó chúng ta sẽ nói sau.

Cái tôi muốn chuyền đạt lúc này là dành cho những người cha, người mẹ đang nuôi con nhưng thực tế đã bỏ con của mình rồi.

Các bạn đang hiếu kỳ vì sao tôi lại nói như vậy có đúng không? Vì sao đang nuôi con lại là bỏ con đúng không? Bây giờ tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu.

Bỏ con, như tất cả chúng ta đều hiểu là việc người cha, người mẹ đem con đến trại trẻ mồ côi, hoặc vứt bỏ con của mình cho người khác và không hề có liên lạc gì, đứng trẻ sẽ lớn lên trong hoàn cảnh không có cha mẹ, hoặc sẽ lớn lên với cha mẹ nuôi.

Đây là nghĩ mà mọi người thường hiểu nhất.

Nhưng, chúng ta hay nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác.

Cha mẹ vẫn mang con về nhà, nhưng công việc hàng ngày khiến họ quá bận rộn: việc ở công ty, việc làm thêm, việc nhà,.... khiến cha mẹ không có thời gian để ý đến con cái của mình, việc chăm sóc con cái để cho bảo mẫu hoặc một người thân khác trong gia đình lo liệu.

6 giờ sáng các bạn đã ra khỏi nhà để làm việc, con của các bạn đang còn ngủ và các bạn không muốn đánh thức chúng, 10 giờ tối các bạn mới trở về nhà, lúc đó con của các bạn đã ngủ rồi. Những ngày nghỉ, các bạn muốn nghỉ ngơi thật tốt để chuẩn bị cho lịch làm việc dày đặc sắp tới, các bạn đóng chặt cửa phòng để nghĩ ngơi và thư giãn, các bạn không muốn con vào quậy phá khiến bản thân không thể nghỉ ngơi được.

Trong nhận thức của đứa trẻ,bố mẹ chưng từng nhìn xem nó, số câu nói nó nói với cha mẹ trong một ngày còn không bằng nó tự nói một mình với những đồ chơi của mình. Cha mẹ chưa từng ở cạnh nó, cùng nó chơi, chưa từng nghe nó nói, chưa từng chăm sóc nó.

Như vậy, trong mắt con trẻ, cha mẹ không phải đã bỏ rơi nó rồi hay sao?

Theo các bạn, điều này có đồng nghĩa với việc bỏ rơi con mình hay không? Theo tôi đó là một biểu hiện của việc bỏ rơi con của mình.

Bởi vì các bạn chỉ cung cấp cho con nơi ăn, chốn ở, cung cấp cho con những điều kiện về sinh hoạt và học tập mà thôi, các bạn không hề ở cạnh con, lắng nghe con, cùng ăn cùng chơi với con, các bạn không hề hiểu về thói quen, tính cách, cuộc sống của con mình. Điều này chẳng khác nào các bạn đang gửi nuôi con cho một người khác, các bạn bỏ tiền ra để người đó trở thành cha mẹ của con các bạn vậy. Điều này so với việc các bạn bỏ rơi con có khác nhau hay sao?

Vậy điều này sẽ gây ra hậu quả gì?

Bậc cha mẹ nên hiểu một điều rằng, một đứa trẻ muốn phát triển tốt cần phải có những yêu cầu về cuộc sống, đó là

  • Yêu cầu về tình cảm
  • Yêu cầu về nhận thức
  • Yêu cầu về tri thức
  • Yêu cầu về thể chất
  • Yêu cầu về chất dinh dưỡng

Trong đó, yêu cầu về tình cảm là yêu cầu mang yếu tố quyết quan trọng nhất và có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Mà trong yêu cầu về tình cảm, thứ quan trọng nhất chính là tình thân, thứ tình cảm mà cha mẹ dành cho con của mình.

Khi thiếu đi thứ tình cảm đó, đứa trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ đã bỏ rơi mình, đứa trẻ sẽ dần xa cách với cha mẹ hơn, không thể hiện tình cảm và hành động ra bên ngoài, nghiêm trọng hơn, đứa trẻ có thể mắc bệnh trầm cảm hoặc các bệnh tâm lý khác.

Mặt khác, khi không có sự quan tâm, gần gũi từ cha mẹ, đứa trẻ có khả năng sẽ trở nên vặn vẹo về tâm lý, lệch lạc về hành động, chúng sẽ làm mọi cách để cha mẹ chú ý đến mình như: quậy phá, đánh nhau,...... nhưng những điều này sẽ làm cha mẹ tức giận, những cuộc la mắng là không thể tránh khỏi. Nếu để tình trạng này kéo dài, đứa trẻ sẽ trở nên ngày càng tiêu cực trong cả suy nghĩ và hành động, dẫn đến dễ vi phạm pháp luật hơn.

Vậy làm sao để chấm dứt tình trạng này?

Câu trả lời duy nhất đó là bố mẹ đừng bỏ rơi con, hãy dành thêm thời gian để ở bên cạnh con, lắng nghe con, chơi cùng con, dành thời gian để tìm hiểu và hiểu thấu đáo về con. Chỉ có như vậy, tình trạng này mới có thể chấm dứt được.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem