Con là chính con, không phải ai khác

Ngày đăng 05/02/2024
56 Lượt xem

Tác giả

Con là chính con, không phải một ai khác!

Đây là câu nói cuối cùng của một cậu học sinh cấp 3 nói ra trước khi tự sát vì áp lực quá lớn từ gia đình.

Vậy vì sao lại có chuyện đáng buồn này sảy ra?

Nguyên nhân rất đơn giản, bố mẹ cậu bé thấy một người bạn của cậu thi được giải nhất học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh, còn cậu chỉ được giải khuyến khích môn sinh học. Đồng thời, bọn họ biết được con của một người đồng nghiệp vừa thi đậu vào trường Đại Học Y Hà Nội, bọn họ cũng muốn con thi đậu vào trường đó để nối nghiệp bác sĩ của người bố.

Chính vì hai nguyên nhân này, người bố bắt đầu ép con học hành nhiều hơn, ép con học những môn mà con không thích, để con có thể bằng với người ta, cho bố mẹ có thể nở mày nở mặt mà không biết rằng những hành động của bản thân đã làm tổn thương sâu sắc đến tâm hồn của người con.

Theo thời gian trôi qua, người bố cũng bắt đầu thay đổi, ông không còn thường xuyên ngồi bên cạnh con, lắng nghe con như trước nữa mà thường xuyên cáu gắt, chửi mắng con mình khi con khi con không đạt thành tích mà mình mong muốn khiến ông bị mất mặt trước đồng nghiệm và hàng xóm.

Khi những cuộc chửi mắng ngày càng nhiều hơn, người con bắt đầu khép mình lại. Nụ cười trên mặt cậu bé ngày càng ý đi, thay vào đó là sự sợ hãi và đôi mắt lo lắng, cậu bé không còn nói chuyện với người thân trong nhà nhiều như trước nữa, cậu nhốt mình trong phòng, muốn dùng không gian nhỏ này để bảo vệ bản thân trước sự tức giận của bố.

Mẹ của cậu đã bắt đầu chú ý đến sự thay đổi của con trai, bà nói riêng với bố cậu

“Anh đừng khắt khe với con nó quá, con nó lớn rồi, anh làm vậy nó sẽ buồn lắm đó”

Nhưng bố của cậu bé vẫn không nghe, ông quát lên với vợ

“Em thì biết cái gì? Anh làm vậy chỉ vì tốt cho nó thôi, anh bắt nó học để cho nó chứ cho anh đâu. Sau này nó sẽ hiểu và cảm ơn anh vì những việc anh làm ngày hôm nay”

Nghe vậy, mẹ của cậu bé không dám nói gì nữa cả, bà chỉ có thể cố gắng chăm lo tốt hơn cho con trong cuộc sống hàng ngay, trong thâm tâm của bà đã chấp nhận việc chồng mình quát mắng con là vì tốt cho tương lai của nó sau này.

Hành động của người mẹ như tiếp thêm động lực cho ông bố, ông bắt đầu nghiêm khắc hơn đối với con trai của mình, bắt cậu bé phải học bài nhiều hơn, tham gia nhiều lớp học thêm hơn và cấm tất cả những sở thích khác người việc học hành của cậu bé. Theo ông nghĩ, chỉ cần làm như vậy, con của mình sẽ học tập tốt hơn, đạt thành tích tốt hơn, bằng bạn bằng bè, ông cũng nở mày nở mặt.

Nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược, cậu bé không chỉ không đạt thành tích tốt hơn mà con thụt lùi trong học tập, thứ hạng của cậu từ thứ 5 cả lớn rớt xuống còn có thứ 12. Kết quả này hiển nhiên làm người bố rất thất vọng, ông gọi cậu bé ra ngoài nói chuyện riêng, và không thể thiếu tất nhiên là một tràng mắng chửi.

Cậu bé cũng không nhịn được nữa, cậu hét lên với bố mình “Con không muốn học, con không thích học, bố đừng ép con”

Đáp lại cậu bé là cái tát như trời giáng của người bố vào mặt con mình, cái tát đó như cọng rơm cuối cùng đè sấp ý chí của cậu bé. Cậu bé hét lên câu cuối cùng với bố mình

“Bố muốn con giống như người ta, nhưng con không phải, con là chính con, không phải một ai khác”

Ngay sau câu nói này, cậu bé đã chạy ra ngoài lan can và lựa chọn phương thức cực đoan nhất để kết thúc bi kịch của bản thân mình. Theo tiếng hét xé lòng của người bố, cậu bé deo mình từ tầng 20 xuống và tử vong.

Đến lúc này, người bố mới nhận ra những hành động của mình là ngu xuẩn đến mức nào, những hành động đó đã làm tổn thương con mình như thế nào. Lúc này người bố đã rất hối hận nhưng hối hận có con kịp không khi con của ông đã ra đi vĩnh viễn.

Nếu trước đây người bố có thể kìm chế một chút, thấu hiểu con một chút, không tạo cho con quá nhiều áp lực thì bi kịch này đã không sảy ra.

Chúng ta đều thừa nhận rằng mục đích của người bố là đúng, những việc ông làm đều vì muốn tốt cho con mình, nhưng sự tiếp cận vấn đề và cách thức thực hiện của người bố lại hoàn toàn sai.

Ông bố muốn con mình được tốt hơn, muốn con mình có thể ngang bằng với người ta nhưng ông không nên đem con mình so với con của người khác, càng không nên sử dụng cách thức đầy tiêu cực và áp đặt để ép con làm theo ý mình.

Con mình là con mình, con người ta là con người ta, hai đứa trẻ là hai người khác nhau, bố mẹ tuyệt đối đừng đem con mình xem như con người ta sau đó áp đặt ý chí của bản thân lên con của mình để nó giống người khác, càng đừng để khi hậu quả sảy ra rồi, bản thân hối hận cũng đã muộn.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem