Cách giáo dục của gia đình

Ngày đăng 24/01/2024
139 Lượt xem

Tác giả

“Nhìn con nhà người ta mà học tập”

“Sao con không bằng bạn vậy?”

“Hazz, sao con nhà tôi không ngoan giống như con của cô được nhỉ?”

...

Đây là những câu nói mà các bộ mẹ ưa thích con nhà người ta thường xuyên nói với con của mình.

Sao con không bằng người này, sao con không bằng người kia, sao con không học tập người này, sao không học người kia. Bố mẹ luôn nói những câu này nhưng lại không để ý đến khuôn mặt buồn bã của con.

Những lời nói của bố mẹ hay người xung quanh sẽ gây ảnh hướng xấu đến tâm lý của đứa trẻ. Bởi vì, con người chúng ta, nhất là con người Việt Nam luôn tồn tại một loại khí chất đó là không muốn thua kém ai, nhất là một đứa trẻ. Các em vẫn còn non nớt, suy nghĩ và hiểu biết của các con còn hạn chế, cảm xúc của các em rất dễ mất khống chế bởi vậy nếu các con nghe được quá nhiều lời nói không tốt, các con sẽ dễ bị trầm cảm, không tự tin vào bản thân.

Việc so sánh con mình với con nhà người khác cho dù là hơn hay kém cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của đứa trẻ.

Với so sánh hơn: Việc này sẽ khiến đứa trẻ xuất hiện tâm lý kiêu ngạo thậm chí là khinh thường bạn bè, cảm thấy mình là nhất, là người giỏi hơn những người xung quanh, dần đến việc đứa trẻ có thể tự làm theo ý mình, làm theo những điều mình nghĩ là đúng mà không quan tâm đến những lơi góp ý, lời dạy dỗ của người khác. Chính vì tính cách như vậy,  những đứa trẻ này sẽ dễ dàng làm những điều sai trái, xa vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, việc so sánh con mình luôn hơn người khác, điều này sẽ khiến đứa trẻ bị áp lực: áp lực về thành tích của mình, áp lực về những việc mình làm như thế nào để gia đình, bố mẹ luôn tự hào về mình. Những áp lực đó sẽ khiến đứa trẻ ngày càng gò bó bản thân vào khuôn khổ, cũng làm cho tâm lý của trẻ dễ dàng xuất hiện tâm lý tiêu cực.

Với so sánh kém: Việc so sánh kém sẽ tạo cho đứa trẻ tâm lý rút rè, cảm thấy bản thân không thể bằng được người khác, trở nên thiếu tự tin đối với bản thân. Sự tự ty là dễ hiểu thôi, khi bản thân được người thân của mình vùi dập không thương tiếc, luôn lấy người khác hơn mình, cho dù là người lớn cũng cảm thấy tự ty chứ đừng nói một đứa trẻ. Và sự rụt rè, sự tự ty không chỉ dừng lại ở đó.

Nếu cảm xúc bị tích tụ lâu ngày, đứa trẻ rất dễ bị trầm cảm, sống khép mình, thậm chí nếu nặng hơn, đứa trẻ sẽ mắc bệnh sợ hãi những người xung quanh, luôn cảm thấy người khác sẽ tốt hơn mình.

Điều này có thể không đáng lo ngại? Tất nhiên là không rồi, nó rất đáng lo ngại khi sảy ra với một đứa trẻ. Bởi vì, tâm lý của trẻ là tâm lý chứng minh, chúng luôn muốn chứng minh bản thân với những người xung quanh nhất là với bố mẹ, người thân của mình, nhưng với lứa tuổi này, chúng không biết nên thể hiện như thế nào.

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, các video về bạo lực, về giang hồ xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, điều này sẽ ảnh hướng một cách tiêu cực đến các con, khiến các con dễ dàng học theo, làm theo và nghĩ rằng, muốn được mọi người công nhận thì phải làm như vậy. Các con sẽ trở nên bạo lực hơn, dễ xa vào các tệ nạn xã hội hơn.

Vậy làm sao để khắc phục vấn đề này?

Trước hết, bố mẹ phải nhìn nhận một sự thật đó là: con người không ai toàn diện cả, ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình nên đừng so sánh con mình với một ai khác bởi vì một người là phiên bản độc nhất trên thế giới.

Khi con mình làm sai hoặc không đạt kỳ vọng của bản thân, thay vì việc so sánh với con người ta, bố mẹ có thể nhìn nhận thẳng vào vấn đề và nói rõ cho con biết bản thân không hài lòng ở điểm nào, chỉ cho con cách khắc phục những khuyết điểm của mình. Phụ huynh nên giữ vai trò là người định hướng cho con, để đứa trẻ dần dần tìm ra cách giải quyết đúng đắn. Đừng yêu cầu quá cao đối với con mình, thay vào đó, các bậc phụ huynh có thể dành nhiều thời gian hơn để ở cùng con, lắng nghe suy nghĩ của con, quan sát con để có cái nhìn toàn diện và khách quanh nhất về con mình, từ đó lựa chon phương thức giáo dục và bồi dưỡng con đúng đắn.

Chúng ta không thể yêu cầu một đứa trẻ giỏi vẽ phải biết đánh đàn hay nhưng con nhà bên, hay một đứa trẻ thích đá bóng phải múa giỏi như đứa trẻ hàng xóm.

Theo tôi, điều quan trọng mà bố mẹ nên nghĩ đến, không phải là con mình có bằng con nhà người ta hay không mà là con mình có sống tốt hay không, có vui vẽ hay không.

Đối với con trẻ, điều các bậc phụ huynh nên làm đó là chỉ ra sai lầm của con, đưa ra các quan điểm của mình để định hướng cho con chứ, đừng để con trẻ gặp phải áp lực quá lớn nếu không con trẻ rất dễ đi hướng quá khích. Đến lúc đó, hối hận cũng không kịp.

 

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem