CÁC TRƯỜNG HỢP CÔNG AN ĐƯỢC QUYỀN KIỂM TRA ĐIỆN THOẠI (TÀI LIỆU THAM KHẢO LUẬT)

Ngày đăng 30/12/2022
429 Lượt xem

 

Ngoài các tính năng tiện ích về công nghệ, liên lạc, điện thoại còn là nơi lưu trữ những thông tin cá nhân, bí mật riêng tư. Tuy nhiên, quyền này sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp, trong đó có trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra điện thoại.

Theo quy định của thì đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác (Khoản 1, khoản 2 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo đó, cá nhân được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư, được an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Do đó, việc thu thập, sử dụng và công khai thông tin liên quan đến cá nhân phải được người này đồng ý.

Đây cũng là quy định nêu tại Điều 12 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:

Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Điện thoại của một cá nhân là nơi lưu trữ những thông tin cá nhân, bí mật riêng tư của người đó. Do đó, căn cứ quy định trên, cá nhân có toàn quyền bảo vệ thông tin trong điện thoại của mình.

Tuy nhiên trong một số trường hợp thì công an cũng có quyền kiểm tra điện thoại theo quy định của luật.

Thẩm quyền kiểm tra điện thoại

Cơ quan công an có thẩm quyền khám điện thoại của cá nhân được quy định tại khoản 3 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm:

- Trưởng Công an phường; Trưởng Công an cấp huyện;

- Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ…

- Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ được khám điện thoại nếu có căn cứ cho rằng nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng trực tiếp của mình, chịu trách nhiệm về việc khám.

Trong lĩnh vực hình sự, theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS), những người sau đây có quyền kiểm tra điện thoại:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Những người này được quyền kiểm tra điện thoại khi xác định điện thoại đó được dùng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Việc khám đồ vật phải có người chứng kiến và lập thành biên bản, giao cho chủ đồ vật một bản.

Các trường hợp công an được kiểm tra điện thoại

Khi xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khám đồ vật trong đó có điện thoại di động là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời, việc khám này chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính (theo khoản 1 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Trong vụ án hình sự

Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, việc khám xét chỉ xảy ra trong các trường hợp:

- Khi có căn cứ để nhận định trong phương tiện đó có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

- Khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Đặc biệt, có thể khám xét điện thoại nếu có căn cứ để nhận định trong điện thoại có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án.

          Như vậy, công an chỉ được khám xét, thu giữ các dữ liệu trong điện thoại khi chúng có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính, khi có căn cứ cho rằng chiếc điện thoại này là bằng chứng hoặc có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính hoặc có liên quan hoặc là phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự. Giả sử trong trường hợp, cơ quan công an phát hiện một nhóm đối tượng tổ chức ăn nhậu, bật nhạc với công suất lớn giữa lúc giản cách xã hội phòng chống COVID-19 hoặc nhóm người tụ tập có dấu hiệu Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý thì cơ quan công an có thể yêu cầu các đối tượng giao nộp điện thoại, đồng thời kiểm tra ngay chiếc điện thoại nhằm thu thập thông tin điều tra, tránh trường hợp các đối tượng xóa các tin nhắn, lịch sử cuộc gọi hay hình ảnh có thể chưa các nội dung, hình ảnh lôi kéo tụ tập, tổ chức sử dụng chất cấm của các đối tượng.

Và việc thu giữ, khám xét điện thoại phải bảo đảm bí mật cá nhân của người sở hữu tài sản, tôn trọng và bảo vệ bí mật tuyệt đối.

Nếu cán bộ, chiến sĩ công an phát tán những thông tin cá nhân của người khác trong điện thoại mà mình tịch thu, khám xét thì có thể phải chịu kỷ luật của đơn vị, bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm lộ thông tin, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Nếu việc làm lộ clip riêng tư là do đối tượng xấu truy cập trái phép, đánh cắp và đăng tải lên mạng xã hội thì đối tượng đó cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Ngoài ra, trường hợp xác định được người đăng tải clip còn vì mục đích xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nữ diễn viên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự.

Cơ quan công an có thẩm quyền ra lệnh khám xét gồm:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong.

Khi khám xét điện thoại thì phải có mặt của chủ điện thoại và 01 người chứng kiến. Nếu không có chủ điện thoại thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám xét điện thoại đều phải lập biên bản.

Công dân có quyền từ chối, yêu cầu giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo theo quy định của pháp luật nếu cán bộ, cơ quan chức năng yêu cầu thu giữ những tài liệu, đồ vật không liên quan đến vụ việc. Nếu được xác định có vi phạm, cán bộ có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng mà hành vi vi phạm gây ra tùy thuộc các yếu tố như dung lượng clip bị phát tán, phương thức thực hiện hành vi hay lượng người tiếp cận clip, người vi phạm có thể bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc chấp hành mức án tối đa 15 năm tù (Điều 326 Bộ luật hình sự 2015).

Nói tóm lại: Công an chỉ có quyền kiểm tra điện thoại của công dân khi có căn cứ cho rằng chiếc điện thoại này là bằng chứng hoặc có liên quan trực tiếp đến vụ án, vụ việc vi phạm hành chính hoặc có liên quan hoặc là phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự.

 

 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem