Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và giải pháp, kiến nghị

Ngày đăng 05/09/2023
163 Lượt xem

Tác giả

 Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một “tài sản vô hình” có giá trị to lớn. Sự thành công của những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới như Pepsi, CocaCola, Toyota, Apple... là những minh chứng rõ rệt cho tầm quan trọng của NHNT. Bên cạnh đó, ở Việt Nam nhiều NHNT được người tiêu dùng biết đến rộng rãi như: Vinamilk, Vinacafe, Nike, Petrolimex...Những nhãn hiệu này đã và đang đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, đòi hỏi phải có cách nhìn nhận đúng đắn và  sự quan tâm đến việc bảo hộ đối tượng này. Bởi lẻ, những nhãn hiệu như vậy luôn trở thành mục tiêu cho sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, việc bảo hộ NHNT hiện nay tại Việt nam vẫn tồn tại khá nhiều bất cập trong quy định pháp luật cũng như áp dụng thực tiễn. Vì thế, để có thể thực thi một cách hiệu quả việc bảo hộ NHNT, rất cần những nghiên cứu đánh giá các quy định của pháp luật về NHNT.

Xuất phát từ những lí do đó, nên đề tài “ Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và giải pháp, kiến nghị” được chọn làm đề tài nghiên cứu của tiểu luận. Với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ NHNT. 

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

1.1.                Các vấn đề lý luận về bảo hộ nhãn hiệu

1.1.1.          Khái quát về nhãn hiệu

Pháp luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam quy định “Nhãn hiệu[1] là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo quy định này thì đối tượng bảo hộ đối với nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ. Nhãn hiệu hàng hóa[2] là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau. Nhãn hiệu dịch vụ[3] là dấu hiệu được người hay tổ chức kinh doanh dịch vụ sử dụng để phân biệt dịch vụ do mình thực hiện với dịch vụ cùng loại do người khác, tổ chức khác thực hiện.

Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng có quyết định lựa chọn giữa những hàng hóa, dịch vụ đa dạng được chào bán trên thị trường, nhãn hiệu khuyến khích chủ sở hữu các nhãn hiệu duy trì và nâng cao chất lượng của các sản phẩm bán ra dưới nhãn hiệu đó hay những dịch vụ để đáp ứng sự mong đợi của người tiêu dùng.

1.1.2.          Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu chủ yếu nhằm để xác định từng cá thể kinh doanh là nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay các dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà sẽ có nhiều cách thức để phân loại nhãn hiệu. Dựa trên tiêu chí đối tượng mang nhãn hiệu, nhãn hiệu có thể được phân loại thành nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Dựa trên tiêu chí chức năng của nhãn hiệu, nhãn hiệu có thể được phân loại thành nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu chứng nhận. Dựa trên tiêu chí danh tiếng và tính phổ biến của nhãn hiệu, nhãn hiệu có thể được phân loại thành nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng.

1.1.3.          Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu được hiểu là những quy chuẩn của pháp luật nhằm đánh giá về khả năng xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia, các hệ thống quy chuẩn pháp luật này lại được thể hiện khác nhau.

Liên quan đến điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu, Điều 6quinquies B công ước chỉ ra rằng, các nhãn hiệu được bảo hộ theo Điều 6quinquies A có thể bị từ chối đăng ký khi “chúng không có bất kỳ yếu tố phân biệt nào” hoặc chúng “trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội mang tính chất lừa dối công chúng”. Ghi nhận lại điều này, Pháp luật SHTT Việt Nam quy định: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”[4]

Bổ sung nội dung trên, pháp luật SHTT Việt Nam đã quy định chi tiết các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu:

“1. Dấu hiệu thuộc trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định tại điều 73 Luật SHTT.

2. Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia

3. Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình”

1.2.           Quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

1.2.1.          Khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng

Trong các văn bản pháp luật quốc tế như Công ước Paris, Hiệp định TRIPS chỉ đặt ra vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà không quy định các tiêu chí cụ thể các định như thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể, Điều 6bis Công ước Paris quy định: “Một cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của các bên liên quan, các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hóa giống hoặc tương tự. Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kì nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó.”

Việt Nam là thành viên của công ước Paris từ năm 1994, theo đó Việt Nam cũng đưa ra quy đ


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem