Bài Tập và đáp án môn hóa học lớp 8 - Chuyên đề : Phản ứng hóa học

Ngày đăng 18/09/2023
150 Lượt xem

BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN MÔN HÓA HỌC LỚP 8

Chuyên đề 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Bài tập cơ bản:

  1. TRẮC NGHIỆM

(bài tập luyện tập)

 

Câu 19: A

Câu 20: D

Câu 21: A

Câu 22: B

Câu 23: C

Câu 24: D (2,3)

Câu 25: C

Câu 26: B

Câu 27: B

Câu 28: D

Câu 29: B

Câu 30: C

Câu 31: B

Câu 32: D

Câu 33: D

Câu 34: A

Câu 35: A

Câu 36: C

Câu 37: A

Câu 38: D

Câu 39: C

Câu 40: C

Câu 41: D

Câu 42: D

Câu 43: A

Câu 44: B

Câu 45: C

Câu 46: C

Câu 47: C

Câu 48: A (2,4)

 
  1. TỰ LUẬN

Câu 2: Lấy một số ví dụ đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, sự biến đổi hóa học.
+ Một số quá trình xảy ra sự biến đổi vật lý:

  1. Nước lỏng để một thời gian trong ngăn đông tủ lạnh hóa rắn.
  2. Hòa tan muối ăn vào nước.
  3. Hòa tan đường ăn vào nước.

+ Một số quá trình xảy ra sự biến đổi hóa học:

  1. Tượng đá bị hư hại do mưa Acid.
  2. Dây xích xe đạp bị sét gỉ.

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào diễn ra sự biến đổi vật lí, trường hợp nào diễn ra sự biến đổi hóa học:
1) Có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn (làm bằng kim loại tungsten) nóng và sáng lên.

=> Biến đổi vật lí.
2) Hiện tượng băng tan.
=> Biến đổi vật lí.
3) Thức ăn ôi thiu
=> Biến đổi hóa học.
4) Để đốt cháy khí Methane (CH4) trong không khí thu được Carbon dioxide (CO2) và hơi nước (H2O) => Biến đổi hóa học.
Câu 4:
1)
Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hoá học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây?
(1) Các khí (chủ yếu là Butane và Propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.

(2) Khi mở khoá bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí.
(3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí Carbon dioxide và nước
.
       => Sự biến đổi hóa học là (1); (3).
2) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi nên rất nguy hiểm nếu bị tò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ
sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà?
+ Mở cửa số và cửa ra vào để thông gió.
+ Cấm hút thuốc lá.
+ Khóa van bình gas.

+ Tuyệt đối không bật / tắt bất kỳ thiết bị điện nào nhé.

Câu 5: Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:

  1. Đốt cháy khí Methane trong không khí tạo thành khí Carbon dioxide và hơi nước.

Chất tham gia phản ứng: khí Methane và Khí Oxygen

Chất sản phẩm: khí Carbon dioxide và hơi nước

  1. Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí Oxygen tạo thành khí Carbon dioxide.

Chất tham gia phản ứng: Carbon (thành phần chính của than) và Khí Oxygen

Chất sản phẩm: khí Carbon dioxide.
 

Câu 6:
Để tổng hợp được Ammonia (nguyên liệu sản xuất phân đạm), người ta cho khí Hydrogen phản ứng với khí Nitrogen ở nhiệt độ thích hợp và áp suất cáo. Xác định chất đầu và sản phẩm.

Chất đầu: Khí Hydrogen và khí Nitrogen.

Chất sản phẩm: Ammonia.

Câu 7: Than (thành phần chính là Carbon) cháy trong không khí tạo thành khí Carbon đioxide.

  1. Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm?

Than (thành phần chính là Carbon)  +   Khí Oxygen   à Khí Carbon đioxide
Chất phản ứng:
Than (thành phần chính là Carbon) và Khí Oxygen  

Chất sản phẩm: Khí Carbon đioxide

  1. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Chất giảm dần (CHẤT THAM GIA): Carbon  và  Khí Oxygen.

Chất tăng dần (SẢN PHẨM):  Khí Carbon đioxide

Câu 8: Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng xảy ra trong các hiện tượng ở các hình sau:

A picture containing screenshot, text, design

Description automatically generated

Hình 3.3 Cháy tỏa nhiệt.

Hình 3.4: Có xuất hiện than và hơi nước

Hình 3.5: Sủi bọt khí

Hình 3,6: Chất kết tủa tạo thành

 


Câu 9: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phản ứng hoá học trong các trường hợp dưới đây:

  1. Đinh sắt để lâu trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh Sắt (Iron). => Dấu hiệu: Xuất hiện lớp gỉ sét màu nâu bám bên ngoài đinh Sắt.
  2. Dùng củi để nhóm lửa để sưởi ấm.
    => Dấu hiệu: Đốt cháy củi để sinh ra nhiệt sưởi ấm

Câu 10: Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra?

1)   Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. => Dấu hiệu: Đá vôi bị hoà tan, có sủi bọt khí thoát ra

2)   Nước đường để trong không khí một thời gian có vị chua. => Dấu hiệu: có vị chua

Câu 11: Trong hai phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng là phản ứng thu nhiệt

1)   Phân huỷ đường tạo thành than và nước: => Phản ứng thu nhiệt

2)   Cồn đốt cháy trong không khí: => Phản ứng tỏa nhiệt

Câu 12: Hãy cho biết phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:

1)   Ngọn nến đang cháy: => Phản ứng tỏa nhiệt

2)   Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước: => Phản ứng thu nhiệt

Câu 13: Quá trình nung đá vôi (thành phấn chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí Carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt), Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?
=> Phản ứng thu nhiệt
Câu 14: Thức ăn được tiêu hoá chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?
=> Phản ứng toả nhiệt.
Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này: => Phản ứng Glucose Hoá trong cơ thể tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể.

Câu 15: Tìm hiểu và chỉ ra thêm một số phản ứng xảy ra trong tự nhiên có kèm theo sự tỏa nhiệt và thu nhiệt.
Sự tỏa nhiệt: Người chơi thể thao đổ mồi hôi ra ngoài cơ thể.

Sự thu nhiệt: Phản ứng nung Đá vôi thu được khí Carbon dioxdide.

Câu 16: Các phương tiện giao thông cơ giới (xe máy, ô tô, …) khi chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu thường làm nóng máy trong quá trình vận hành. Nguồn nhiệt này chủ yếu tạo ra từ đâu?

=> Từ các động cơ các thiết bị trong quá trình vận hành máy móc.

Câu 17: Than, xăng, đầu... là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tâm hình ảnh và trình bày về ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống.

 

- Than, xăng, dầu, … là nhiên liệu hoá thạch. Than được sử dụng chủ yếu cho ngành nhiệt điện …  Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong ngành giao thông vận tải…

Trong đời sống than được dùng làm nhiên liệu; xăng, dầu dùng để chạy động cơ ô tô, xe máy ..

- Các hình ảnh minh hoạ:

Than, xăng, dầu, … là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống. (ảnh 1)

 

 

 

Câu 18: Các nguồn nhiên liệu hoá thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường như thể nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch.

- Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai.

– Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt … cho con người.

– Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:

+ Sử dụng xăng sinh học E5; E10 …

+ Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm …

+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem