Bài Tập và Đáp án môn Hóa Học lớp 8 - Chuyên đề 3: Định Luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Ngày đăng 20/09/2023
192 Lượt xem

Chuyên đề 3:

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Bài tập cơ bản

II. TỰ LUẬN
Câu 102: Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là Carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hơn hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích.

Vì vậy, xỉ than sẽ nhẹ hơn so với lượng than tổ ong ban đầu, bởi vì một phần khối lượng carbon đã phản ứng với khí O2 để tạo thành khí CO2 bay lên không khí. Trong khi đó, phần còn lại của than tổ ong, tạo thành xỉ than, sẽ có khối lượng nhỏ hơn so với than tổ ong ban đầu.
 

Câu 103: Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:
- Calcium oxide + Carbon dioxide → Calcium carbonate
- Calcium oxide + Nước → Calcium hydroxide
Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một
thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào?

Sau một thời gian mở nắp lọ, vôi sống sẽ phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như carbon dioxide, hơi nước … tạo thành các chất mới có khối lượng lớn hơn khối lượng vôi sống ban đầu. Do đó khối lượng của lọ sẽ tăng lên.
 

Câu 104: Quan sát hình 3.1

A hand lighting a candle on a scale

Description automatically generated

Đặt hai cây nến trên đĩa cân cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt cháy một cây nến, sau một thời gian, cân có cân bằng không? Giải thích.

Không. Giải thích: Khi đốt khối lượng cây nến sẽ bị giảm, vì khi đốt sinh ra khí CO2 và hơi nước bay đi.

 

Câu 105: Giải quyết tình huống:
1) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ ta thu được cho và khối lượng nhẹ hơn mẩu gỗ ban đầu. Theo
em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không?

Vì khí đốt gỗ sẽ sinh ra khí CO2 và hơi nước bay đi nên khối lượng tro chắc chắn nhẹ hơn khối lượng gỗ. Do đó nó không mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lương.

2) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tế bào chết trong tình huống trên.

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.

- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.

Tiến hành:

- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).

- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).

- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.

 Câu 106: Lập phương trình hoá học của phản ứng
1) Magnesium (Mg) tác dụng với Oxygen (O2) tạo thành Magnesium oxitde (MgO)
.

                        

2) Khi cho dung dịch Sodium carbonate (Na2CO3) tác dụng với dung dịch Calcium hydroxide
(Ca(OH)2) tạo thành Calcium carbonate (CaCO3) không tan (kết tủa) và Sodium hydroxide
(NaOH).

                      
Câu 107: Kim loại nhôm (Al) với ưu điểm là nhẹ, dẻo, dẫn nhiệt tốt và dễ dàng phản ứng với Oxygen (O2) tạo lớp màng oxide mỏng (Al2O3) bao phủ bên ngoài giúp cho kim loại Nhôm được bảo vệ vững chắc trong không khí. Em hãy lập phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học giữa kim loại Nhôm với khí Oxygen và giải thích tại sao người ta thường dùng Nhôm để chế tạo đồ dùng và dụng cụ nhà bếp.

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:
Al + O2 → Al2O3
Bước 2: Ta làm chẵn số nguyên tử O vế phải bằng cách thêm 2 vào Al2O3:
Al + O2 → 2Al2O3
Để số nguyên tử O vế trái bằng vế phải, ta thêm hệ số 3 vào O2:
Al + 3O2 → 2Al2O3
Số nguyên tử Al vế trái chưa bằng vế phải, ta thêm hệ số 4 vào Al:
4Al + 3O→ 2Al2O3
Bước 3: Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh:
4Al + 3O2 → 2Al2O3

Giải thích:
Người ta thường dùng nhôm để chế tạo đồ dùng và dụng cụ nhà bếp do nhôm bền, nhẹ, dẫn nhiệt tốt.

Câu 108: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau
1) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Tỉ lệ: 3 nguyên tử : 2 phân tử : 1 phân tử
2) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Tỉ lệ: 2 nguyên tử : 6 phân tử : 2 phân tử : 3 phân tử
3) Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

Tỉ lệ: 1 phân tử : 6 phân tử : 2 phân tử : 3 phân tử
4) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Tỉ lệ: 1 phân tử : 2 phân tử : 1 phân tử : 1 phân tử : 1 phân tử
Câu 109: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
1) 4Na + O2 → 2Na2O

Tỉ lệ: 4 nguyên tử : 1 phân tử : 2 phân tử
2) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Tỉ lệ: 1 phân tử : 3 phân tử : 2 phân tử
3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Tỉ lệ: 2 phân tử : 1 phân tử : 3 phân tử
4) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Tỉ lệ: 1 phân tử : 1 phân tử : 1 phân tử :  2 phân tử

  1. Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH

Tỉ lệ: 1 phân tử : 1 phân tử : 1 phân tử :  2 phân tử

Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
 


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem