Tài liệu tham khảo phương pháp hòa giải

Ngày đăng 11/05/2023
151 Lượt xem

Với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội ngày càng xuất hiện nhiều loại tranh chấp, nội dung ngày càng phức tạp và để duy trì trật tự, ổn định xã hội cần phải có cơ chế giải quyết tranh chấp. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau, trong đó phổ biến là thương lượng, hòa giải, trọng tài, giải quyết bằng con đường hành chính hoặc tư pháp (Tòa án).

Hòa giải là phương thức để các bên tự nguyện thương lượng với nhau dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện của bên thứ ba trung gian để đạt được thỏa thuận và giải quyết tranh chấp. Có nhiều hình thức hòa giải khác nhau và thường được chia thành 02 loại là hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng. Hòa giải trong tố tụng là hòa giải do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và tuân theo thủ tục tố tụng. Còn hòa giải ngoài tố tụng là hòa giải là hòa giải do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tiến hành và không tuân theo thủ tục tố tụng, trong đó phổ biến nhất là hòa giải ở cơ sở và mới xuất hiện gần đây có thêm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thực hiện theo Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở được ban hành ngày 20/6/2014. Đây cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở Việt Nam và ngày nay, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở hàng năm đã và đang hòa giải thành hàng trăm nghìn vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích, vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, qua đó duy trì được sự ổn định của các quan hệ xã hội, tạo sự đồng thuận, góp phần phát triển kinh tế đất nước...

Phương thức giải quyết thông qua Hòa giải luôn được khuyến khích các bên sử dụng trước khi mang ra Trọng tài để giải quyết. Hoà giải thường mang một số đặc điểm như:

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh có sự hiện diện của bên thứ 3 (do bên tranh chấp chọn lựa) làm trung tâm hòa giải để tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất nhằm loại bỏ tranh chấp.

Đó là cá nhân hoặc pháp nhân cần cần phải đủ những phẩm chất như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiện và có sự độc lập, xung đột với lợi ích của các bên trong tranh chấp hợp đồng. Pháp luật hiện nay hiện chưa có quy định về điều kiện của hòa giải viên thương mại, nhưng nếu như nếu bên thứ ba là Luật sư hay Trọng tài viên thì sẽ phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 10 Luật luật sư 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2015) và Điều 20 Luật trọng tài Thương mại 2010. Người thứ ba được các bên tranh chấp lựa chọn được giữa vai trò như một người trung gian để đưa ra những phương án tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mặc dù quyết định cuối cùng vẫn là các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp cần thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác dựa trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hòa giải.

- Thứ hai, trong quá trình hòa giải sẽ không bị các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc về thủ tục hòa giải ràng buộc. Tương tự như giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác bằng phương thức thương lượng, hòa giải là phương thức được khuyến khích dùng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng.

- Thứ ba, kết quả quả hòa giải có thể thành hoặc hòa giải không thành, kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, sự thỏa thuận giữa các bên mà không có kỳ cơ chế pháp lý nào để đảm bảo thi hành cam kết trong hòa giải.

Cũng giống như giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác bằng phương thức thương lượng, phương thức hòa giải cũng có nhiều ưu điểm như thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và đặc biệt ít tốn kém và ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của cơ quan công quyền, không quá làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa các bên. Vì có sự góp mặt của người thứ ba có chuyên môn cao trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, am hiểu pháp luật nên cũng góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho phiên hòa giải. Tuy vậy, hiệu quả của phiên hòa giải này lại phụ thuộc gần như vào ý thức tự thực hiện cam kết, thỏa thuận hay sự trung thực và lòng thiện chí của các bên tham gia.

 

Sơ đồ quy trình giải quyết các tranh chấp áp dụng phương thức hòa giải

Về nguyên tắc của hòa giải, quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, các bên tranh chấp tham gia hòa giải phải đảm bảo các nguyên tắc sau: tương tự như thương lượng, các bên tranh chấp hợp đồng lao động tham gia hòa giải phải hoàn toàn tự nguyện, tự do và bình đẳng về quyền cũng như nghĩa vụ.


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem