Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về hủy phán quyết trọng tài (Tài liệu tham khảo pháp luật trọng tài Thương Mại)

Ngày đăng 12/02/2023
154 Lượt xem

Tác giả

MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia chịu sự ảnh hưởng của Civil Law, nhưng pháp luật về Trọng tài cũng có lịch sử phát triển riêng của nó. Vì vậy, dù có những tương đồng, vẫn không thể áp dụng tất cả nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành đối với hoạt động của Trọng tài. Do đó, vẫn cần có pháp luật Trọng tài thương mại bên cạnh Bộ luật Tố tụng Dân sự với những điểm chung trong thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tài phán kinh tế nhưng cũng phải thể hiện những nét riêng trong hoạt động của Trọng tài với tính chất tài phán phi chính phủ để phân biệt với tài phán nhà nước1. Thực tiễn áp dụng luật còn nhiều vướng mắc, nhiều phán quyết trọng tài bị hủy không có căn cứ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của trọng tài, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Một số vấn đề lý luận chung về hủy phán quyết trọng tài thương mại

Khái quát chung về phán quyết trọng tài thương mại

Khái niệm, đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại.

Trong quá trình tố tụng trọng tài, hội đồng trọng tài có quyền ban hành nhiều quyết định khác nhau như các quyết định về tố tụng, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài… Các quyết định nêu trên được gọi chung là quyết định trọng tài và được thi hành.

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước một Hội đồng trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm trọng tài để giải quyết và được tiến hành theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật trọng tài thương mại.

Hiện nay, chưa có một định nghĩa chung cụ thể nào về thuật ngữ “Phán quyết trọng tài”. Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp, Trọng tài sẽ thụ lý để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về TTTM quy định. Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng tài), TTTM sẽ đưa ra quyết định giải quyết cuối cùng gọi là phán quyết trọng. Chúng ta có thể hiếu phán quyết là “Ra một quyết định có giá trị pháp lý ai cũng phải thực hiện, phải tuân theo”. Ở Việt Nam, phán quyết trọng tài được định nghĩa là quyết định của hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài2. Tóm lại ta có thể hiệu một cách ngắn gọn về khái niệm phán quyết trọng tài như sau: Phán quyết trọng tài thương mại là quyết định của hội đồng trọng tài thương mại giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài, rang buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

Đặc điểm của phán quyết trọng tài.

Phán quyết trọng tài thương mại hay còn gọi là phán quyết trọng tài có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, phán quyết trọng tài là quyết định giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài của hội đồng trọng tài.

Quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài phải tuân theo một trình tự, thủ tục theo luật định. Kết thúc quá trình đó, một phán quyết sẽ được đưa ra, phán quyết đó là phán quyết chung thẩm. Ngoài ra, phán quyết trọng tài không phải được trình bày một cách tùy tiện mà phải tuân theo một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định của Luật. Điều 61 Luật TTTM năm 2010 quy định rõ về nội dung và hình thức của phán quyết trọng tài3.

Khi phán quyết trọng tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã được giải quyết toàn bộ và thủ tục trọng tài chấm dứt. Như vậy, có thể hiếu phán quyết trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Với ý nghĩa là phán quyết của một cơ quan tài phán, phán quyết trọng tài kết thúc quá trình tố tụng. Về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh chấp chấm dứt. Về nội dung, phán quyết trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về tranh chấp, quy định quyền và nghĩa vụ mà các bên tham giá tranh chấp phải thực hiện.

Thứ hai, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTTM là phán quyết trọng tài là chung thẩm4, có ý nghãi là sau khi TTTM đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc một Tòa án nào (trừ trường hợp có đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cào Tòa án có thẩm quyền hủy). Đây là một ưu thế xuất phát từ TTTM. Phán quyết của TTTM là do một chủ thể (Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên) được các bên thỏa thuận thành lập đưa ra, do các bên tranh chấp phải có trách nhiệm thi hành. Chính nhờ ưu thế này mà các nhà kinh doanh không bị khéo vào vòng kiện tụng, tốn kém tiền bạc và thời gian như ở Tòa án.

Thứ ba, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày ban hành và có giá trị bắt buộc với các bên.

Điều 61 khoản 5 Luật TTTM 2010 quy định “Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành”. Điều đó có nghĩa là PQTT có giá trị hiệu lực thi hành ngay và không thể xem xét lại theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm như các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân. PQTT có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên. Đặc điểm này bắt nguồn từ bản chất của hoạt động Trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền lực các bên trao cho để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc này chỉ được thể hiện bằng quy định: Tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp, phán quyết là chung thẩm, các bên không có quyền kháng cáo. Các bên chỉ có quyền yêu cầu Toà án huỷ quyết định trọng tài trong những trường hợp rất hạn chế và Toà án trong trường hợp này không được quyền xét xử lại vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra tính hợp pháp của quyết định Trọng tài.

Hủy phán quyết trọng tài thương mại

Khái niệm, đặc điểm của hủy phán quyết trọng tài thương mại

Theo thông lệ quốc tế, hủy quyết định trọng tài là một thủ tục pháp lý do Tòa án tiến hành nhằm xem xét lại PQTT thương mại được ban hành có tuân thủ đầy đủ các quy định về trình tự, thủ tục xét xử của TTTM theo luật định.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên, hạn chế sự tuỳ tiện của Trọng tài viên, pháp luật quy định sau khi vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài, nếu một bên không đồng ý sẽ có quyền yêu cầu Toà án nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định để yêu cầu được huỷ quyết định đó. Tòa án không xét xử lại việc tranh chấp khi giải quyết vì Tòa án không phải cấp xét xử thứ hai của Trọng tài, cũng không có quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết về việc xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia tranh chấp, Tòa án chỉ có quyền xem xét căn cứ ra quyết định hủy hoặc giữ phán quyết trọng tài. Nếu phán quyết Trọng tài bị hủy thì tranh chấp chưa được giải quyết, khi đó thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án.5

Hủy PQTT là một chế định của pháp luật TTTM, theo đó, một trong các bên tranh chấp được quyền yêu cầu tòa án bác PQTT nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật.

Việc hủy PQTT phải tuân theo một trình tự và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Bản chất, cơ sở pháp lý của hủy phán quyết trọng tài thương mại

Một yếu tố đảm bảo cho tính khả thi trong phán quyết của trọng tài là các quy định về hủy phán quyết trọng tài phải hợp lý và chặt chẽ, tránh trường hợp quyết định trọng tài có thể bị bên thua kiện yêu cầu hủy một cách tùy tiện. Tố tụng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Vì vậy, không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng về mọi phương diện.

Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật quốc gia của nhiều nước trên thế giới và Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Luật mẫu) đều quy định trình tự, thủ tục hủy PQTT thương mại khi một bên tranh chấp có yêu cầu với những căn cứ được quy định.

Yêu cầu hủy PQTT là thủ tục khiếu kiện duy nhất


Chia sẻ:

Có thể bạn muốn xem